Thăm dò dấu hiệu phù hợp của chức năng tế bào β tồn dư cùng với phản ứng của đường huyết với dulaglutide (chất chủ vận GLP-1) ở bệnh nhân tiểu đường loại 2

Thăm dò dấu hiệu phù hợp của chức năng tế bào β tồn dư cùng với phản ứng của đường huyết với dulaglutide (chất chủ vận GLP-1) ở bệnh nhân tiểu đường loại 2

Tác giả: M. Hasebe et al

Bối cảnh và mục đích:

Thuốc chủ vận thụ thể peptide-1 giống glucagon (GLP-1RAs) cải thiện kiểm soát đường huyếtthông qua khả năng tăng cường bài tiết insulin của tế bào β nội sinh (endogenous β-cell). Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy, chức năng tế bào β  tồn dư yếu dẫn đến giảm đáp ứng điều trị với một số GLP-1RAs. Tuy nhiên, các dấu hiệu lâm sàng cho chức năng của tế bào β có thể bị nhầm lẫn bởi  chứng rối loạn dung nạp glucose, và các dấu hiệu thích hợp cho chức năng tồn dư của tế bào β vẫn còn khó nắm bắt. Ngoài ra, mối liên quan  giữa các dấu hiệu lâm sàng của chức năng tế bào β và phản ứng đường huyết với dulaglutide vẫn chưa được hiểu đủ trong các cơ sở lâm sàng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thăm dò dấu hiệu lâm sàng phù hợp của chức năng tế bào β và đánh giá mối liên hệ của nó với phản ứng đường huyết với dulaglutide ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2 (T2D).

Vật liệu và phương pháp:

Chúng tôi đã nghiên cứu ở 141 bệnh nhân mắc T2D, bắt đầu dùng dulaglutide 0,75 mg mỗi tuần một lần sau khi làm xét nghiệm dung nạp bữa ăn (MTT), với một bữa ăn tiêu chuẩn từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 12 năm 2019 tại bệnh viện. Trước khi bắt đầu sử dụng dulaglutide, chức năng cơ bản của tế bào β được đánh giá bằng hoạt tính miễn dịch C-peptide trong huyết tương (FCPR và PCPR tương ứng) khi nhịn ăn và 2 giờ sau bữa ăn, cũng như sự gia tăng CPR (∆CPR) được đo trong MTT. Phản ứng đường huyết với dulaglutide (HbA1c thay đổi từ 0-6 tháng) được đánh giá ở những bệnh nhân tiếp tục dùng dulaglutide hơn 6 tháng. Chúng tôi đã phân tích kết quả theo hai bước. Đầu tiên, chúng tôi thông dò một điểm dấu hiệu của chức năng tế bào β ít bị ảnh hưởng nhất bởi HbA1c cơ bản.  Tiếp theo, chúng tôi đánh giá mối liên hệ của nó với phản ứng đường huyết đối với dulaglutide bằng cách sử dụng hồi quy tuyến tính và hồi quy logistic (linear and logistic regression)  cùng với điều chỉnh cho HbA1c ban đầu.

Kết quả:

Ở 141 bệnh nhân, PCPR và CPR cho thấy mối tương quan nghịch biến đáng kể với HbA1c ban đầu (tương ứng r = -0,25 và -0,33; P <0,01 cho cả hai), trong khi đó FCPR thì không (r = 0,02; P = 0,853), cho thấy khả năng gây nhiễu của chỉ số HbA1c cơ sở cao đối với PCPR và ACPR. Do đó, chúng tôi đã sử dụng FCPR như một dấu hiệu lâm sàng cho chức năng tế bào β trong các phân tích. Sau đó chúng tôi đánh giá mối quan hệ giữa FCPR và phản ứng đường huyết đối với dulaglutide. Trong số 141 bệnh nhân, 59 bệnh nhân được theo dõi và tiếp tục dùng dulaglutide mà không bắt đầu thêm bất kỳ loại thuốc hạ đường huyết nào trong hơn 6 tháng. Giá trị trung bình ban đầu ± SD HbA1c, glucose huyết tương lúc đói và FCPR của 59 bệnh nhân tương ứng 8,9 ± 1,2%, 9,2 ± 2,3 mmol / L (166,1 ± 42,2 mg / dL), 0,50 ± 0,29 nmol / L (1,52 ± 0,86 ng / mL). Giá trị trung bình ± SE HbA1c, thay đổi từ 0-6 tháng là -1,2 ± 0,2%. Đáng chú ý, FCPR có tương quan đáng kể với sự thay đổi HbA1c từ 0-6 tháng (P = 0,031). Hơn nữa, FCPR là một yếu tố dự báo quan trọng để đạt được mức giảm HbA1c ≥ 1% trong vòng 6 tháng (hoặc, 1,40; 95% CI, 1,14-1,71; P = 0,039) với diện tích dưới đường cong ROC (area under the receiver operating characteristics curve) là 0,83.

Kết luận:

Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng FCPR là một chỉ số  phù hợp của chức năng  tế bào β tồn dư, ít bị ảnh hưởng bởi HbA1c ban đầu, hơn PCPR và ACPR. Điều này có khả năng là do ảnh hưởng lẫn lộn của độc tính glucose do tăng đường huyết mãn tính đối với sự bài tiết insulin nội sinh do bữa ăn kích thích. Phát hiện của chúng tôi cũng cho thấy sự giảm tác dụng HbA1c của dulaglutide có liên quan đáng kể với FCPR, làm nổi bật tính hữu ích của FCPR như một dấu hiệu đơn giản và hiệu quả của chức năng tế bào β của phản ứng đường huyết với dulaglutide.


HbA1c (Hemoglobin A1C): Glycated hemoglobin

PCPR (2h postprandial CPR): hoạt tính miễn dịch C-peptide 2 giờ sau ăn

CPR (C-peptide Immunoreactivity): hoạt tính miễn dịch C-peptide

FCPR (Fasting C-peptide Immunoreactivity): hoạt tính miễn dịch C-peptide khi nhịn ăn


Credit: Hồ Thu Hạnh – Nhóm Pharmavn.org

Hiệu đính: Nguyễn Minh Huy – Nhóm Pharmavn.org

Nguồn: EASD 2021

Chia sẻ bài viết