Hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ 2020 về Chế độ ăn uống và Vận động thể chất trong phòng ngừa ung thư

Hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ 2020 về Chế độ ăn uống và Vận động thể chất trong phòng ngừa ung thư

Tóm tắt: Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) vừa xuất bản Hướng dẫn về Chế độ ăn uống và Vận động thể chất làm nền tảng cho các chiến lược truyền thông, chính sách và cộng đồng với mục đích tác động đến các thói quen ăn uống và vận động thể chất của người Mỹ. Hướng dẫn này được phát triển bởi Hội đồng chuyên gia quốc gia về nghiên cứu, phòng ngừa, dịch tễ học, y tế công cộng và chính sách về bệnh ung thư, phản ánh các bằng chứng khoa học mới nhất liên quan đến chế độ ăn uống và thói quen vận động với nguy cơ mắc ung thư. Hướng dẫn của ACS tập trung vào khuyến cáo cho các lựa chọn cá nhân liên quan đến chế độ ăn uống và các thói quen vận động thể chất, nhưng cộng đồng có thể tạo điều kiện hoặc là rào cản với các thái độ sống lành mạnh. Do đó, Hội đồng đưa ra các khuyến cáo cho hoạt động cộng đồng đi kèm với 4 khuyến cáo cho các lựa chọn cá nhân để giảm nguy cơ ung thư. Những khuyến cáo cho hoạt động cộng đồng nêu lên rằng một môi trường xã hội và thể chất bổ trợ là yếu tố cần thiết để các cá nhân ở mọi cấp độ trong xã hội có cơ hội thực sự để lựa chọn những thói quen sống lành mạnh.

Kiểm soát cân nặng, vận động thể chất, chế độ ăn uống, rượu và gánh nặng ung thư

Ung thư là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong, chỉ sau bệnh tim, ở cả đàn ông và phụ nữ ở Hoa Kỳ. Năm 2014, người Mỹ chi trả hơn 4 tỉ đô tiền túi cho trị liệu ung thư. Chi phí thuốc trung bình 10 000 – 30 000 đô/tháng. Rất nhiều bệnh ung thư không thể trị khỏi dù đã phát hiện sớm. Tuy nhiên có thể ngăn ngừa bằng các biện pháp lối sống đơn giản như:

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tích cực vận động thể chất, tiêu thụ chế độ ăn uống lành mạnh, và tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Trong một phân tích gần đây, chế độ sống không lành mạnh và ăn uống không đúng gây nguy cơ ít nhất 18,2% các ca ung thư và 15,8% các ca tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ vào năm 2014, chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong mọi yếu tố nguy cơ (sau hút thuốc lá) ở cả nam và nữ. Từ phân tích trên Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ vào 09/06/20 đưa ra khuyến cáo cụ thể cho những hành vi này có tiềm năng to lớn để làm giảm gánh nặng ung thư, và chứng cứ cho từng loại ung thư cụ thể.

So với khuyến cáo của Hiệp hội vào 2012, khuyến cáo mới có những điểm khác biệt đáng lưu ý sau:

  • Trên người lớn, khuyến cáo hoạt động thể chất nên thực hiện từ 150 – 300 phút cường độ trung bình, hoặc từ 75 – 150 phút các hoạt động thể chất cường độ mạnh, hoặc kết hợp tương đương, và thực hiện với thời gian quá 300 phút được xem là lý tưởng. Vào năm 2012, thời gian được khuyến cáo ngắn hơn chỉ từ 150’ cho hoạt động thể chất cường độ trung bình và 75’ cường độ mạnh.
  • Cả 2 khuyến cáo đều hạn chế rượu bia: max 1 ly/ngày cho phụ nữ và 2 ly/ngày cho nam
  • Các khuyến cáo năm 2020 tập trung nhiều vào chế độ ăn; ví dụ chế độ ăn bổ sung Canxi giúp giảm nguy cơ ung thư Vú và Đại trực tràng; tuy nhiên quá nhiều Canxi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

BẢNG 1. Tổng hợp hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ về Chế độ ăn uống và Hoạt động thể chất để phòng ngừa ung thư năm 2012 và 2020.

Khuyến nghị dành cho từng cá nhân
1. Đạt và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh trong suốt cuộc đời.

●      Giữ trọng lượng cơ thể trong phạm vi khỏe mạnh và tránh tăng cân trong tuổi trưởng thành.

2. Tích cực hoạt động thể chất.

●      Người lớn nên tham gia hoạt động thể chất 150-300 phút ở cường độ trung bình mỗi tuần hoặc 75-150 phút hoạt động thể chất cường độ mạnh hoặc phối hợp với mức độ tương đương; tốt nhất là đạt hoặc vượt qua mức giới hạn 300 phút.

●      Trẻ em và thanh thiếu niên nên tham gia ít nhất 1 giờ hoạt động cường độ trung bình hoặc mạnh mỗi ngày.

●      Hạn chế hành vi ở yên một chỗ, chẳng hạn như ngồi, nằm và xem TV và các hình thức giải trí khác phụ thuộc vào màn hình điện tử.

●      Thực hiện một số hoạt động thể chất ngoài các hoạt động thông thường, bất kể mức độ hoạt động của mỗi người, đều có thể có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

3. Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh ở mọi lứa tuổi.

●      Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với khối lượng giúp đạt và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;
  • Nhiều loại rau khác nhau có màu xanh đậm, đỏ và cam, các loại đậu giàu chất xơ (đậu hạt và đậu Hà Lan), và các loại khác;
  • Trái cây, đặc biệt là trái cây nguyên quả với nhiều màu sắc khác nhau; và
  • Ăn ít nhất 2,5 chén rau và trái cây mỗi ngày; và
  • Ngũ cốc nguyên hạt.

●      Một mô hình ăn uống lành mạnh giới hạn hoặc không bao gồm:

  • Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn;
  • Đồ uống có đường; hoặc là
  • Thực phẩm chế biến qua nhiều công đoạn làm mất chất dinh dưỡng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.

4. Tốt nhất không nên uống rượu.

●      Những người chọn uống rượu nên hạn chế tiêu thụ không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.

Khuyến nghị cho hành động cộng đồng

●      Các tổ chức công, tư nhân và cộng đồng nên hợp tác ở cấp quốc gia, tiểu bang và địa phương để phát triển, vận động và thực hiện chính sách, cải tạo môi trường làm tăng khả năng tiếp cận với thực phẩm bổ dưỡng, giá cả phải chăng; và giảm khả năng tiếp cận và tiếp thị thực phẩm và đồ uống có giá trị dinh dưỡng thấp, đặc biệt là cho giới trẻ. Đưa ra các cơ hội an toàn, thú vị và dễ tiếp cận cho hoạt động thể chất; và giới hạn chất cồn cho tất cả các cá nhân.

BẢNG 2. Chứng cứ khoa học cho vai trò của cân nặng, hoạt động thể chất

và chế độ ăn uống lên ung thư ở từng vị trí trên cơ thể

VỊ TRÍ QUẢN LÝ CÂN NẶNNG HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG RƯỢU/BIA
●  Tăng cân trong giai đoạn trưởng thành và / hoặc mỡ thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh sau mãn kinh. (WCRF/AICR 20184)

●  Giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (Chlebowski 20199)

●  Hoạt động thể chất với cường độ vừa phải đến mạnh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiền mãn kinh và sau mãn kinh; hoạt động thể chất mạnh, thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiền mãn kinh (WCRF / AICR 2018,4 USDHSS 20196) ●  Chế độ ăn uống giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật và ít các sản phẩm có nguồn gốc động vật và carbohydrate tinh chế làm giảm nguy cơ mắc bệnh (Hướng dẫn chế độ ăn uống của Ủy ban Tư vấn Hoa Kỳ 20157); chế độ ăn uống của vùng Địa Trung Hải làm giảm nguy cơ mắc bệnh (Toledo 20158)

●  Tiêu thụ rau quả không có tinh bột và / hoặc các loại rau giàu carotenoids có thể làm giảm nguy cơ mắc khối u vú không có thụ thể của kích thích tố estrogen (WCRF / AICR 20184); chế độ ăn tăng hàm lượng canxi /sử dụng các sản phẩm từ sữa giàu canxi có thể giảm rủi ro mắc bệnh (WCRF / AICR 20184)

●  Sử dụng rượu/bia có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú tiền mãn kinh và sau mãn kinh (WCRF / AICR 20184)
Đại trực tràng ●    Mỡ thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF / AICR 20184) ●     Hoạt động thể chất thường xuyên, ở cường độ vừa phải đến mạnh làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, nhưng không làm giảm nguy cơ mắc ung thư trực tràng. (WCRF/AICR 2018,4 USDHSS 20196)

●     Giảm lối sống ít vận động có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, nhưng không làm giảm nguy cơ mắc ung thư trực tràng. (USDHSS 20196)

●  Chế độ ăn uống lành mạnh với ngũ cốc nguyên hạt, tăng cường chất xơ và ít đường (WCRF / AICR 2018,4 Hướng dẫn chế độ ăn uống Ủy ban Tư vấn Hoa Kỳ 20157); sử dụng rau quả không có tinh bột và trái cây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF / AICR 20184)

●  Sử dụng thịt chế biến, dù với một lượng nhỏ, và thịt đỏ với số lượng từ trung bình đến cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF / AICR 20184)

●  Tiêu thụ rau quả không có tinh bột và trái cây tươi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF / AICR 20184)

●  Chế độ ăn uống có nhiều canxi/ thực phẩm từ sữa giàu canxi (WCRF / AICR 20184); thực phẩm chức năng bổ sung Canxi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF / AICR 20184)

●  Hàm lượng vitamin D tuần hoàn thấp (<30 nmol/L) có thể làm tăng nguy cơ  mắc bệnh  (McCullough 201910)

●  Sử dụng rượu/bia có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184)
Nội mạc tử cung ●  Mỡ thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF / AICR 20184)

●  Giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF/ AICR 2018,4 Luo 201712)

●  Hoạt động thể chất thường xuyên, ở cường độ vừa phải đến mạnh làm giảm nguy cơ mắc (WCRF/AICR 2018,4 USDHSS 20196)

●  Giảm lối sống ít vận động có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF/ AICR 2018,4 USDHSS 20196,13)

●  Chế độ ăn uống với tải lượng đường huyết thấp (tránh đồ ngọt, thức ăn nhiều đường / ít chất xơ và đồ uống có đường) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF / AICR 20184)
Túi mật ●  Mỡ thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF / AICR 20184)

●  Tăng cân trong giai đoạn trưởng thành có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh (Campbell 201714)

Thận ●  Mỡ thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF / AICR 20184) ●  Hoạt động thể chất thường xuyên, ở cường độ vừa phải đến mạnh làm giảm nguy cơ mắc bệnh (USDHSS 20196)
Gan ● Mỡ thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF / AICR 20184) ●  Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF/ AICR 20184) ●  Chế độ ăn có cá sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184) ●  Sử dụng rượu/bia có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184)
Phổi ●  Hoạt động thể chất đều đặn với cường độ từ vừa phải đến mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 2018,4 USDHSS 20196)

●  Giảm lối sống ít vận động có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (USDHSS 20196)

●  Ăn các loại rau quả không chứa tinh bột, các loại trái cây bao gồm những loại nhiều vitamin C (đặc biệt đối với những người hút thuốc), có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184)

●  Thịt chế biến sẵn và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh  (WCRF/AICR 20184)

●  Bổ sung β-carotene liều cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt ở những người hút thuốc và những người tiếp xúc với amiăng (asbestos) (WCRF/AICR 20184)

Buồng trứng ●  Mỡ thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184)

●  Tăng cân ở người trưởng thành làm tăng nguy cơ mắc bệnh (Keum 201515)

●                  Hoạt động thể chất đều đặn với cường độ từ vừa đến mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (USDHSS 20196)
Tụy ●  Mỡ thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184)

●  Tăng cân ở người trưởng thành làm tăng nguy cơ mắc bệnh (Genkinger 201516)

●    Hoạt động thể chất đều đặn với cường độ từ vừa đến mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh (USDHSS 20196) ●     Thịt chế biến sẵn và thịt đỏ, chất béo bão hòa nói chung có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184)

●     Đồ uống bổ sung đường có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184)

Tuyến tiền liệt ●   Mỡ thừa làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tiến triển (WCRF /AICR 20184) ●     Sử dụng quá mức các sản phẩm từ sữa và canxi (> 2000 mg/ngày) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184 , Wilson 201517)
Tuyến giáp ●   Mỡ thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh (Steele 201718)

●   Tăng cân ở người trưởng thành làm tăng nguy cơ mắc bệnh (Kitahara 201619)

Dạ dày ●   Mỡ thừa làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày vùng tâm vị (WCRF/AICR 20184) ●    Hoạt động thể chất đều đặn với cường độ từ vừa phải đến mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh (USDHSS 20196) ●   Thường xuyên tiêu thụ các loại thịt chế biến sẵn, thịt nướng hoặc bị cháy làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày không phải vùng tâm vị (WCRF/AICR 20184)

●   Tiêu thụ các loại rau quả không có tinh bột và các loại trái cây, đặc biệt là các loại trái cây có múi, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184)

●  Sử dụng rượu, bia có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184)
Hầu – họng ● Mỡ thừa làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến thực quản (WCRF/AICR 20184) ● Hoạt động thể chất thường xuyên với cường độ vừa đến mạnh có thể làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô tuyến thực quản (WCRF/AICR 2018,4 USDHSS 20196) ●     Tiêu thụ rau quả không có tinh bột và trái cây tươi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh (WCRF/AICR 20184) ●  Sử dụng rượu, bia làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản và ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản (WCRF/AICR 20184)

Từ viết tắt: BMI: chỉ số khối cơ thể; IARC: Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế; WCIF / AICR: Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới / Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ; USDHSS: Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ

Bảng trên cung cấp tóm tắt các bằng chứng dịch tễ học hiện nay liên quan giữa mối liên hệ của chế độ ăn uống và hoạt động thể chất với các loại ung thư cụ thể. Thông tin này minh họa mối quan hệ và mức độ bằng chứng thay đổi tùy theo loại ung thư.

BẢNG 3. Phương pháp hạn chế lối sống ít vận động

–        Giới hạn thời gian xem TV hoặc các hình thức giải trí thông qua các loại màn hình khác

–        Tập thể dục bằng xe đạp cố định hoặc máy chạy bộ trong khi xem TV

–        Sử dụng cầu thang bộ và hạn chế cầu thang máy

–        Nếu có thể, hãy di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ khi đi ra ngoài

–        Tập thể dục vào buổi trưa cùng đồng nghiệp hoặc bạn bè

–        Thực hiện một bài tập thể dục ngắn hoặc dạo bộ trong thời gian giải lao ở nơi làm việc

–        Gặp gỡ và trao đổi với đồng nghiệp thay vì gửi email

–        Khiêu vũ với bạn đời hoặc bạn bè của bạn

–        Lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ năng động thay vì chỉ những chuyến đi lái xe đường dài

–        Đeo máy đếm bước chân và tăng số bước chân mỗi ngày

–        Tham gia một nhóm thể thao

BẢNG 4. Ví dụ về các hoạt động thể chất cường độ mạnh và trung bình

Hoạt động thể chất cường độ trung bình Hoạt động thể chất cường độ mạnh
Thể dục vào thời gian rảnh Đi bộ, khiêu vũ, đạp xe, trượt tuyết và trượt patin, cưỡi ngựa, chèo thuyền, tập yoga Chạy bộ, đạp xe nhanh, tập tạ, bơi lội, nhảy dây, tập aerobic, tập võ
Hoạt động thể thao Trượt tuyết xuống đồi, chơi golf, bóng chuyền, bóng mềm, bóng chày, cầu lông, đánh tennis đôi Trượt tuyết băng đồng, bóng đá, khúc côn cầu trên cỏ hoặc trên băng, bóng vợt, đánh tennis đơn, bóng rổ
Hoạt động ở nhà Cắt cỏ, chăm sóc, bảo trì sân vườn Đào xới, mang vác đồ, xây cất, điêu khắc mộc
Hoạt động thuộc về nghề nghiệp Đi lại và mang vác như một phần trong công việc (công việc trông nom, nông nghiệp, sửa chữa ô tô, máy móc,..) Lao động chân tay cường độ nặng (lâm nghiệp, xây dựng, cứu hỏa)

BẢNG 5. Một số điểm  khác biệt trong khuyến cáo về hoạt động thể chất giữa Khuyến cáo của năm 2012 và 2020.

Khuyến cáo năm 2012 Khuyến cáo năm 2020
Trên người lớn, khuyến cáo thực hiện các hoạt động thể chất cường độ trung bình ít nhất trong 150 phút hoặc ít nhất 75 phút hoạt động cường độ mạnh mỗi tuần, hoặc hoạt động kết hợp tương đương và nên thực hiện đều đặn trong suốt tuần Trên người lớn, khuyến cáo thực hiện từ 150 – 300 phút các hoạt động thể chất cường độ trung bình, hoặc từ 75 – 150 phút các hoạt động thể chất cường độ mạnh, hoặc kết hợp tương đương, và thực hiện với thời gian quá 300 phút được xem là lý tưởng

TLTK:

  1. Kushi et al. CA CANCER J CLIN 2012
  2. Rock et al. CA CANCER J CLIN 2020

Hiệu đính:
TS. Nguyễn Thị Thanh Vân
TS. DS. Phạm Đức Hùng

Dịch giả

Huỳnh Yến Thanh

ThS. Lê Thị Hằng Nga

Đỗ Mỹ Ngọc

Lê Huỳnh Tú Mỹ

Nguyễn Thị Tùng Lê

Chia sẻ bài viết