Phần 3. Ngăn ngừa hoặc trì hoãn ĐTĐ tuýp 2 – ADA 2023

Phần 3. Ngăn ngừa hoặc trì hoãn ĐTĐ tuýp 2 – ADA 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Thúy, Hoàng Nguyễn Trần Hải, Vũ Bảo Trang, Võ Quang Lộc Duyên

Hiệu đính: Ds. Q.Tuyến

Lưu ý: A, B, C, D, E là mức độ bằng chứng của các khuyến cáo

 

3.1 Theo dõi tiến triển của bệnh ĐTĐ týp 2 ở những người tiền đái tháo đường ít nhất hàng năm và điều chỉnh dựa trên đánh giá lợi ích/nguy cơ của từng cá nhân. E

THAY ĐỔI LỐI SỐNG ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

3.2 Đối với người lớn bị thừa cân/béo phì có nguy cơ cao mắc ĐTĐ týp 2, nên giới thiệu đối tượng này tham gia vào Chương trình can thiệp lối sống được mô hình hóa trên Chương trình Phòng chống ĐTĐ để đạt được và duy trì giảm ít nhất 7% trọng lượng cơ thể ban đầu thông qua chế độ ăn uống giảm calo lành mạnh và ≥150 phút/tuần hoạt động thể chất cường độ vừa phải. A

3.3. Mô hình ăn uống khác nhau có thể được cân nhắc để ngăn ngừa ĐTĐ ở những người bị tiền ĐTĐ. 

3.4 Do tính hiệu quả về mặt chi phí của các chương trình can thiệp lối sống để phòng chống bệnh ĐTĐ, các chương trình như vậy nên được giới thiệu đến bệnh nhân có nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2. A Các chương trình phòng ngừa nên được thanh toán bởi bên thứ ba và giải quyết những khúc mắc trong các thủ tục.

3.5 Dựa trên mong muốn bệnh nhân, các chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ với sự hỗ trợ của công nghệ có thể mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa ĐTĐ týp 2 và nên được cân nhắc. B

CAN THIỆP BẰNG THUỐC

3.6 Liệu pháp metformin trong ngăn ngừa ĐTĐ týp 2 nên được xem xét ở những người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 cao, điển hình như trong Chương trình Phòng Ngừa ĐTĐ, đặc biệt ở độ tuổi 25-59 tuổi có BMI ≥ 35 kg/m2, đường máu khi đói cao (≥ 110 mg/dL) , HbA1c cao (≥ 6.0% ) và phụ nữ có tiền sử mắc ĐTĐ thai kỳ. A

3.7 Sử dụng metformin lâu dài có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B12 và nên cân nhắc việc đo lường định kỳ hàm lượng vitamin B12 trên đối tượng điều trị bằng metformin, đặc biệt đối với bệnh nhân bị thiếu máu hoặc bệnh lý thần kinh ngoại biên. B

PHÒNG NGỪA BỆNH TIM MẠCH VÀ TỬ VONG

3.8 Tiền ĐTĐ có liên quan đến nguy cơ tim mạch cao, do đó nên đề xuất khám sàng lọc và điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được cho đối tượng người tiền ĐTĐ. B

3.9. Liệu pháp statin có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường typs 2 ở những người có nguy cơ cao. Ở những người bệnh này, nồng độ glucose máu nên được theo dõi thường xuyên và củng cố các phương pháp phòng ngừa đái tháo đường. Không nên ngừng sử dụng statin. B

3.10. Ở người có tiền sử đột quỵ và có bằng chứng về tình trạng kháng insulin, người bệnh tiền đái tháo đường, có thể cân nhắc pioglitazone để giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, lợi ích này cần được cân bằng với nguy cơ tăng cân, phù nề, gãy xương. A Liều thấp hơn có thể làm giảm thiểu tác dụng không mong muốn. C

MỤC TIÊU CHĂM SÓC LẤY NGƯỜI BỆNH LÀM TRUNG TÂM

3.11 Ở người trưởng thành thừa cân/béo phì có nguy cơ cao mắc ĐTĐ týp 2, mục tiêu chăm sóc bao gồm giảm cân hoặc ngăn ngừa tăng cân, giảm thiểu tiến triển của tăng đường huyết, chú ý đến các yếu tố nguy cơ tim mạch và các bệnh đi kèm. B

3.12. Liệu pháp dược lý (ví dụ: kiểm soát cân nặng, giảm thiểu tiến triển của tăng đường huyết, giảm nguy cơ tim mạch) có thể được cân nhắc để hỗ trợ các mục tiêu chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm. B

3.13. Cân nhắc các phương pháp phòng ngừa tích cực ở người có nguy cơ cao tiến triển thành đái tháo đường, bao gồm người có BMI ≥35kg/m2, người có đường huyết cao (ví dụ: đường huyết lúc đói 110 – 125 mg/dL, glucose sau liệu pháp 2h là 173 – 199 mg/dL, A1C ≥6.0%) và những người có tiền sử đái tháo đường thai kỳ. A

 

Nguồn: ADA 2023

https://diabetesjournals.org/care/issue/46/Supplement_1

Chia sẻ bài viết