METFORMIN CẢI THIỆN CÁC THÔNG SỐ TIM VÀ ĐỘNG MẠCH CHỦ Ở THANH THIẾU NIÊN MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LOẠI 1

METFORMIN CẢI THIỆN CÁC THÔNG SỐ TIM VÀ ĐỘNG MẠCH CHỦ Ở THANH THIẾU NIÊN MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LOẠI 1

 

Tác giả: ALEXANDER NGUYEN et al.

Dịch giả: Nguyễn Minh Huy

Hiệu đính: BS. Đặng Xuân Thắng

Bệnh nhân đái tháo đường loại 1 (T1D) thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch (CVD) cao hơn dù hiện tại đã có những tiến bộ trong việc kiểm soát đường huyết (glucose). Tình trạng kháng insulin (IR) đã được xác nhận là có liên quan đến CVD ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2, trong khi đó IR ở bệnh nhân đái tháo đường loại 1 vẫn chưa hiểu một cách rõ ràng. Trước đây, Các tác giả đã phát hiện tình trạng rối loạn chức năng mạch và tim, bao gồm mất đồng bộ cơ tim ở thất trái (left ventricular dyssynchrony- LV) ở thanh thiếu niên mắc T1D. Trong nghiên cứu về tác dụng của Metformin đối với CVD ở thanh thiếu niên mắc T1D (EMERALD), các tác giả cũng đã chỉ ra rằng Metformin có thể cải thiện chỉ số BMI, tỷ trọng cơ thể, độ nhạy insulin và độ cứng của động mạch, và độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh (Carotid Intima Media Thickness) ở thanh thiếu niên mắc T1D. Các tác giả cũng đưa ra giả thuyết rằng, Metformin với tác dụng “tiết kiệm” insulin (insulin-sparing effect), sẽ có thể cải thiện tình trạng tim và động mạch chủ thông qua đánh giá bằng phương pháp siêu âm tim.

Phương pháp: 43 thanh niên mắc T1D trong khoảng từ 12-21 tuổi (độ tuổi trung bình: 16.8  2.5, HbA1c: 8.6  1.5%, BMI: 25.1  4.3 kg/m2, thời gian bị bệnh: 7.7  4.2 năm) từ nghiên cứu EMERALD được lựa chọn ngẫu nhiên trong 3 tháng để sử dụng hoặc 1000 mg metformin (n=23) hoặc giả dược (n=20) và được theo dõi bằng phương pháp siêu âm tim kèm đánh dấu mô để đánh giá kết quả siêu âm tim, độ biến dạng và mức đồng bộ của tim, và đường kính động mạch chủ tại thời điểm ban đầu và sau 3 tháng. ANOVA một chiều và paired t-tests cũng được sử dụng để đánh giá tác động của Metformin.

Kết quả: Đường kính tâm thất trái (4.45  0.47 vs. 4.26  0.50 cm, p= 0.019) tại cuối kỳ tâm trương và tại cuối kỳ tâm thu (2.89  0.39 vs. 2.69  0.36 cm, p= 0.022) và độ mất đồng bộ cơ tim ở tâm thất trái (98.0  36.9 vs. 81.7  27.5 milli giây, p= 0.014) cho thấy sự cải thiện rõ rệt ở nhóm thiếu niên sử dụng metformin. Đường kính động mạch chủ (2.51 0.39 vs. 2.73  0.28 cm, p= 0.042) cũng cho thấy sự giảm đi đáng kể ở nhóm sử dụng metformin so với nhóm sử dụng giả dược sau khi điều trị.

Kết luận: Metformin có thể có lợi trong việc cải thiện hoặc đảo ngược những biến đổi của tim mạch được phát hiện thông qua siêu âm tim trong T1D. Hiểu rõ hơn về các bệnh tim mạch gây ra do T1D và lợi ích của việc tăng hoạt động lâu dài của insulin trong T1D nên được nghiên cứu sâu hơn như một mục tiêu cho các phương pháp điều trị mới.

TL gốc: https://diabetes.diabetesjournals.org/content/70/Supplement_1/64-OR

Chia sẻ bài viết