Rilonacept trị liệu viêm màng ngoài tim tái phát

rilonacept-viem-mang-ngoai-tim

Rilonacept trị liệu viêm màng ngoài tim tái phát

Tổng quan:

Interleukin-1 được coi là chất trung gian gây viêm màng ngoài tim tái phát. Hiệu quả và tính an toàn của Rilonacept – một chất bẫy cytokine interleukin-1α và interleukin-1β, đã được nghiên cứu trong thử nghiệm pha 2 ở bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim tái phát.

Phương pháp nghiên cứu:

  • Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân có các triệu chứng cấp tính của tái phát viêm màng ngoài tim (được đánh giá dựa trên thang đo được báo cáo trên từng bệnh nhân) và tình trạng viêm toàn thân (như tăng mức protein C phản ứng [CRP]) được phân ngẫu nhiên
  • Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm pha 3, đa trung tâm, mù đôi, các biến cố tiếp theo, chọn lọc ngẫu nhiên
  • Nhóm 1 là nhóm nhận trị liệu Rilonacept mà đã được đăng ký thời gian chạy trong 12 tuần và ngưng các loại thuốc nền khác: có 86 bệnh nhân
  • Nhóm 2 là nhóm bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng (tiêu chí đã được chỉ định trước đó) được chỉ định ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1: 1 để nhận Rilonacept tiếp tục trị liệu hoặc giả dược, đường tiêm dưới da mỗi tuần một lần, tổng cộng có 61 bệnh nhân bao gồm
  • Có 30 bệnh nhân trị liệu Rilonacept
  • Có 31 bệnh nhân dùng giả dược
  • Kết cục chính, được đánh giá bằng mô hình Cox proportional-hazard, là thời điểm đến lần tái phát viêm màng ngoài tim đầu tiên cũng như đánh giá tính an toàn của thuốc.

 

rilonacept-viem-mang-ngoai-tim

Kết quả nghiên cứu:

  • Ở nhóm 1: thời gian trung bình để điều trị đau hoặc gần hết đau do viêm màng ngoài tim là 5 ngày & thời gian trung bình để bình thường hóa của mức CRP là 7 ngày.
  • Ở nhóm 2:
  • Nhóm dùng Rilonacept rất ít có tái phát lần đầu tiên và tỷ lệ bệnh nhân tái phát là 7% (2 trong số 30 bệnh nhân)
  • Nhóm giả dược có thời gian trung bình tái phát lần đầu tiên là 8.6 tuần (95% [CI], 4.0 – 11.7; HR : 0.04, 95% CI, 0.01 – 18; P <0.001) với tỷ lệ bệnh nhân tái phát là 74% (23 trong số 31 bệnh nhân )
  • Ở nhóm 1 (tức trong 12 tuần đăng ký chạy) có 4 bệnh nhân có các tác dụng phụ dẫn đến ngừng điều trị Rilonacept.
  • Các tác dụng phụ thường gặp nhất với Rilonacept là phản ứng tại chỗ tiêm và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

rilonacept-viem-mang-ngoai-tim

Kết luận:

  • Trong số những bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim tái phát, Rilonacept đã giải quyết nhanh chóng các đợt viêm màng ngoài tim tái phát và giúp giảm nguy cơ tái phát viêm màng ngoài tim đáng kể hơn so với giả dược.

 

Biên dịch: Lê Kim Minh

Nguồn: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2027892

Chia sẻ bài viết