Tóm tắt các sửa đổi: Hướng dẫn điều trị đái tháo đường hoa kỳ ADA 2022

huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

Tóm tắt các sửa đổi: Hướng dẫn điều trị đái tháo đường hoa kỳ ADA 2022

Tóm tắt các sửa đổi: Hướng dẫn điều trị đái tháo đường hoa kỳ ADA 2022

Biên dịch: Hoàng Thị Minh Anh – sinh viên Y5 – trường Đại học Y Hà Nội

TỔNG QUAN

Lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ đang có những thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện không ngừng của các nghiên cứu, công nghệ và phương pháp điều trị mới có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ĐTĐ. Được cập nhật hàng năm từ năm 1989, Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kì (ADA) từ lâu đã dẫn đầu trong việc đưa ra các hướng dẫn nắm bắt được tình trạng mới nhất trong lĩnh vực này.

Mặc dù mức độ bằng chứng cho rất nhiều khuyến cáo đã được cập nhật, những thay đổi này sẽ không được đề cập bên dưới nếu như khuyến cáo trên lâm sàng giữ nguyên. Có nghĩa là, thay đổi mức độ bằng chứng ví dụ từ E đến C sẽ không được ghi lại. Các thay đổi ở phiên bản Tiêu chuẩn chăm sóc y tế cho bệnh nhân ĐTĐ 2022 đã làm rõ thêm các khuyến nghị, phản ánh các bằng chứng mới và đưa ra các sửa đổi thực tế hơn.

THAY ĐỔI CỤ THỂ

  1. Cải thiện việc chăm sóc & tăng cường sức khỏe trong cộng đồng

(https://doi.org/10.2337/dc22-S001)

Thông tin bổ sung đã đưa vào các nền tảng trực tuyến để hỗ trợ thay đổi hành vi và lối sống. Mục “Cân nhắc chi phí đối với việc sử dụng thuốc” đã được mở rộng để bao gồm nhiều thảo luận hơn về chi phí thuốc và mục tiêu điều trị.

Khái niệm về tính toán sức khỏe và vai trò của nó trong việc ngăn ngừa và quản lí bệnh ĐTĐ được thêm vào một mục mới có tên “Hiểu biết và tính toán về sức khỏe”.

Nội dung nhân viên y tế cộng đồng được mở rộng.

  1. Phân loại và chẩn đoán bệnh ĐTĐ

(https://doi.org/10.2337/dc22-S002)

Khuyến cáo về dùng lượng carbohydrate đủ trước khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống như một tầm soát cho bệnh tiểu đường đã được thêm vào, với các tài liệu tham khảo hỗ trợ được thêm vào văn bản (Khuyến nghị 2.4 và 2.12).

Các thảo luận liên quan đến việc sử dụng các xét nghiệm A1C tại cơ sở chăm sóc để chẩn đoán bệnh tiểu đường đã được sửa đổi.

Thông tin khác đã được thêm vào phần phụ “Chủng tộc / Dân tộc / Bệnh huyết sắc tố”.

Mục “ĐTĐ type 1” và các khuyến nghị nêu ra trong đó được cập nhật dựa trên bản công bố “Quản lý ĐTĐ type 1 ở người lớn – Báo cáo đồng thuận của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội Nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu (EASD)” (https://doi.org/10.2337/dci21-0043)

Trong phần “Phân loại”,các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch được thêm vào như một nguyên nhân gây ra bệnh ĐTĐ do thuốc.

Các bằng chứng và thảo luận bổ sung đã thêm vào trong mục “Tầm soát nguy cơ bệnh ĐTĐ type 1”.

Khuyến cáo 2.9 – đã được sửa đổi – khuyến nghị rằng tất cả mọi người từ 35 tuổi trở lên nên bắt đầu tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ.

Khuyến cáo 2.24 về xét nghiệm di truyền cho những người không có các triệu chứng điển hình của bệnh ĐTĐ type 1 hoặc type 2 đã được sửa đổi dựa trên bản công bố “Quản lý bệnh tiểu đường type 1 ở người lớn –  Báo cáo Đồng thuận của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội Châu Âu về Nghiên cứu Bệnh tiểu đường (EASD)” (https://doi.org/10.2337/dci21-0043).

Các khuyến cáo về đái tháo đường thai kỳ đã được sửa đổi với những thay đổi được thực hiện liên quan đến tiền thai sản và tầm soát sớm khi mang thai đối với bệnh ĐTĐ và bất thường chuyển hóa glucose, với các bằng chứng hỗ trợ đã thêm vào văn bản.

 

  1. Phòng ngừa hoặc trì hoãn ĐTĐ type 2 cùng các biến chứng đi kèm

(https://doi.org/10.2337/dc22-S003)

Tiêu đề đã được đổi thành “Phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh ĐTĐ type 2 và các biến chứng đi kèm.”

Khuyến cáo 3.1 được sửa đổi để cá nhân hoá các kiểm soát tốt hơn đối với sự phát triển của bệnh ĐTĐ type 2 ở những người đã được chẩn đoán tiền ĐTĐ.

Người lớn thừa cân/ béo phì được khuyến nghị tham gia một chương trình thay đổi hành vi lối sống tích cực (Khuyến cáo 3.2). Các cân nhắc bổ sung đã được thêm vào khuyến cáo liên quan đến liệu pháp metformin (Khuyến cáo 3.6)

Thảo luận về việc bổ sung vitamin D được thêm vào trong mục “Can thiệp dùng thuốc”.

Có thêm một mục và khuyến nghị mới về việc chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm mục tiêu nhằm giúp giảm cân hoặc ngăn ngừa tăng cân, giảm thiểu sự tiến triển của tăng đường huyết, chú ý đến nguy cơ tim mạch và các bệnh lí đi kèm.

 

  1. Đánh giá y tế toàn diện và đánh giá các bệnh đi kèm

(https://doi.org/10.2337/dc22-S004)

Sửa đổi mục “Tiêm chủng”, đồng thời thêm thông tin và bằng chứng về vaccine phòng ngừa cúm cho những người mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Cũng trong mục này, thông tin tiêm chủng bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) đã được bổ sung dựa trên các bằng chứng đang phát triển.

Bảng 4.6, quản lý bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), và Bảng 4.7, tóm tắt các hướng dẫn NAFLD đã công bố, được sao chép từ “Chuẩn bị cho Đại dịch NASH: Lời kêu gọi hành động”

(https: //doi.org/10.2337/dci21-0020), cho biết thêm thông tin về cách quản lý các bệnh này. Được phát triển từ hội nghị của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ về gánh nặng, sàng lọc, phân tầng nguy cơ, chẩn đoán và quản lý cá thể mắc NAFLD, “Lời kêu gọi Hành động” đã thông báo về các sửa đổi khác cho mục “Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu”.

 

  1. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi hành vi và lối sống để cải thiện kết quả sức khỏe

(https://doi.org/10.2337/dc22-S005)

Khuyến cáo 5.5 đã được thêm vào mục “Giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh ĐTĐ” để giải quyết vấn đề huấn luyện kỹ thuật số và phỏng vấn tự quản lý kỹ thuật số như là các phương pháp giáo dục và hỗ trợ hiệu quả.

Trong mục “Carbohydrates”, người ta chú trọng nhiều hơn đến chất lượng của cacbohydrat được lựa chọn. Trong Khuyến cáo 5.15, có thêm các thông tin về mục tiêu chất xơ, bằng chứng về việc tiêu thụ các bữa ăn hỗn hợp, liều lượng insulin và tác động đến đường huyết.

Một mục mới về khả năng/suy giảm nhận thức được thêm vào, với các khuyến cáo để theo dõi (Khuyến cáo 5.51) và chuyển tuyến (Khuyến cáo 5.52) cho việc đánh giá chính thức, và thảo luận về các bằng chứng liên quan đến suy giảm nhận thức và bệnh ĐTĐ.

 

  1. Mục tiêu đường huyết

(https://doi.org/10.2337/dc22-S006)

Phạm vi thời gian đã được đưa vào mục “Đánh giá đường huyết” đầy đủ hơn.

Các ngưỡng thời gian trong phạm vi đã bị loại bỏ khỏi Khuyến cáo 6.4 và người đọc xem Bảng 6.2 để biết các giá trị đó.

Sự thay đổi của glucose và mối liên quan của hạ đường huyết đã được thêm vào mục “Hạ đường huyết”, cũng như thông tin về phòng ngừa hạ đường huyết, bao gồm chương trình Đào tạo nhận thức về đường huyết, chương trình Điều chỉnh liều lượng cho chế độ ăn uống bình thường (DAFNE) và DAFNEplus.

 

  1. Công nghệ trong bệnh ĐTĐ

(https://doi.org/10.2337/dc22-S007)

Hiện tại, những khuyến cáo chung về việc lựa chọn công nghệ dựa trên sở thích của cá nhân và người chăm sóc (Khuyến cáo 7.1), giáo dục liên tục về cách sử dụng thiết bị (Khuyến cáo 7.2), liên tục tiếp cận thiết bị giữa các đối tượng thanh toán (Khuyến cáo 7.3), hỗ trợ học sinh sử dụng thiết bị trong trường học (Khuyến cáo 7.4), và sớm sử dụng công nghệ (Khuyến nghị 7.5) được viết ở phần công nghệ, khi trước đây các khái niệm này đã được phân bổ trong toàn bộ bài.

Khái niệm “Tự theo dõi đường huyết (SMBG)” đã được thay thế bằng “theo dõi đường huyết (BGM)” được sử dụng phổ biến hơn và xuyên suốt hơn. Trong mục “Theo dõi đường huyết” , thêm vào các thông tin – dựa trên khuyến nghị của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – về thời điểm một cá nhân có thể cần truy cập vào BGM.

Các khuyến cáo liên quan đến việc sử dụng theo dõi glucose liên tục (CGM) được phân chia giữa người lớn (Khuyến cáo 7.11 và 7.12) và thanh niên (Khuyến cáo 7.13 và 7.14), và khuyến cáo về việc sử dụng định kỳ CGM hoặc sử dụng CGM chuyên nghiệp đã được đơn giản hóa (Khuyến cáo 7.17). Tần suất sử dụng cảm biến cũng đã được thêm vào văn bản của mục “Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục”, cũng như tái cấu trúc văn bản trong phần này dựa trên thiết kế nghiên cứu.

“Bút thông minh” hiện được gọi là “bút insulin kết nối” với nhiều thảo luận và bằng chứng đã được thêm vào nội dung về bút insulin.

Thảo luận về hệ thống phân phối insulin tự động (AID) đã được kết hợp với mục phụ về máy bơm insulin và tách biệt với mục phụ “Hệ thống vòng kín tự làm”.

Khuyến cáo 7.29 được sửa đổi để bao gồm các quy trình ngoại trú và cân nhắc rằng bệnh nhân nên được phép tiếp tục sử dụng thiết bị tiểu đường trong quá trình điều trị nội trú hoặc ngoại trú khi họ có thể sử dụng chúng một cách an toàn và có sự giám sát.

 

  1. Quản lí béo phì và cân nặng để phòng ngừa và điều trị ĐTĐ type 2

(https://doi.org/10.2337/dc22-S008)

Tiêu đề đã thay đổi thành “Quản lí béo phì và cân nặng để phòng ngừa và điều trị ĐTĐ type 2.”

Bằng chứng được bổ sung về tầm quan trọng của việc giải quyết tình trạng béo phì, vì cả béo phì và ĐTĐ đều làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn.

Ngoài trọng lượng và BMI, khái niệm về phân bố cân nặng và mô hình và quỹ đạo tăng cân đã được thêm vào tiểu mục “Đánh giá”.

Các khái niệm được thêm vào mục “Đánh giá” bao gồm: phân bố cân nặng, mô hình & quỹ đạo tăng cân, trọng lượng, BMI.

Khuyến cáo 8.12 và các thảo luận văn bản liên quan được thêm vào mục “Chế độ ăn uống, Hoạt động thể chất và Liệu pháp Hành vi” đã giải quyết việc thiếu bằng chứng rõ ràng với vấn đề thực phẩm chức năng có hiệu quả để giảm cân.

Mục “Thiết bị y tế hỗ trợ giảm cân” có thêm thông tin về một loại hydrogel đường uống mới.

Khuyến cáo 8.21 sửa đổi bổ sung bao gồm hỗ trợ hành vi và theo dõi thường xuyên tình trạng trao đổi chất.

Khuyến cáo mới (Khuyến cáo 8.22) và thảo luận có thêm hạ đường huyết sau béo phì, nguyên nhân, chẩn đoán và quản lí.

Bảng 8.2, các loại thuốc được FDA chấp thuận để điều trị béo phì, được cập nhật để bao gồm semaglutide.

 

  1. Tiếp cận thuốc trong điều trị đường huyết

(https://doi.org/10.2337/dc22-S009)

Khuyến cáo 9.3 bao gồm ngoài carbohydrat thì có thêm lượng chất béo và protein, như một phần trong việc giáo dục về cách dùng liều insulin phù hợp trong bữa ăn.

Hình 9.1, “Lựa chọn phác đồ insulin ở những người mắc bệnh ĐTĐ type 1,” Hình 9.2, “Tổng quan đơn giản về các chỉ định điều trị thay thế tế bào B ở những người mắc bệnh ĐTĐ type 1,” và Bảng 9.1, “Ví dụ về phác đồ insulin tiêm dưới da”, từ “Quản lý bệnh ĐTĐ type 1 ở người lớn. Báo cáo đồng thuận của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội Nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu (EASD) ”

(https://doi.org/10.2337/dci21-0043), đã được thêm vào tiểu mục “Liệu pháp thuốc cho người lớn mắc ĐTĐ type 1”.

Cập nhật bảng 9.2.

Khuyến cáo 9.4 được sửa đổi, hiện tại có 2 khuyến cáo nhỏ (9.4a và 9.4b) về các liệu pháp đầu tay và liệu pháp ban đầu, tất cả đều dựa trên bệnh lí đi kèm, các yếu tố điều trị lấy người bệnh làm trung tâm và nhu cầu quản lí bệnh.

Cập nhật khuyến cáo 9.5 với các cân nhắc cho điều trị tiếp tục liệu pháp metfornin sau bệnh nhân bắt đầu sử dụng insulin.

Đã thêm khuyến cáo mới liên quan đến việc sử dụng insulin và liệu pháp kết hợp với thuốc đồng vận thụ thể glucagonlike peptide 1 (GLP-1) để có hiệu quả cao hơn và thời gian sử dụng lâu hơn (khuyến cáo 9.11).

Mục này kết thúc với tổng quan về những thay đổi thực hiện ở bảng 9.3 “Liệu pháp các thuốc điều trị tăng đường huyết ở người lớn mắc ĐTĐ type 2” để hòa giải các bằng chứng mới có và ủng hộ sự nhất trí của các hướng dẫn công nhận các phương pháp điều trị thay thế ban đầu đối với metformin là có thể chấp nhận được, tùy vào bệnh lí đi kèm, yếu tố điều trị tập trung vào người bệnh, nhu cầu quản lí đường huyết và bệnh đi kèm. Nguyên tắc kết hợp thuốc nhấn mạnh trong bảng 8.3 – không phải tất cả việc tăng cường điều trị đều là liệu pháp bổ sung theo thứ tự như vậy, thay vào đó có thể liên quan đến việc thay đổi liệu pháp hoặc ngừng sử dụng liệu pháp hiện tại để phù hợp với những thay đổi điều trị.

 

  1. Quản lí bệnh lí tim mạch & yếu tố nguy cơ

(https://doi.org/10.2337/dc22-S010)

Phần này được thừa nhận trong 4 năm liên tiếp của Hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Hình mới (hình 10.1) được thêm vào để mô tả cách tiếp cận toàn diện để làm giảm các nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ.

Khuyến cáo 10.1 về sàng lọc và chẩn đoán huyết áp đã được sửa đổi: chẩn đoán tăng huyết áp tại một cơ sở chăm sóc y tế cho cá nhân với huyết áp đó được >=180/110 mmHg và có bệnh tim mạch.

Thông tin về huyết áp tâm trương thấp và quản lí huyết áp được thêm vào mục “Cá nhân hóa mục tiêu điều trị” nằm trong “THA/Kiểm soát huyết áp.”

Trong mục “Chiếc lược điều trị: Can thiệp lối sống” trong “THA/Kiểm soát huyết áp”, thảo luận thêm vào việc sử dụng internet hoặc các nền tảng kĩ thuật số dựa trên điện thoại di động để củng cố các hành vi lành mạnh và khả năng nâng cao hiệu quả của liệu pháp y tế đối với bệnh tăng huyết áp.

Các thông tin bổ sung về việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) ở người suy giảm chức năng thận có thêm trong mục “Can thiệp dùng thuốc”  nằm trong “THA/Kiểm soát huyết áp.”

Ezetimibe đang được ưu đãi do chi phí thấp hơn đã bị loại khỏi Khuyến cáo 10.24.

Đã có thêm nhiều thảo luận về việc sử dụng liệu pháp evolocumab và giảm tất cả các cơn đột quỵ và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Một phần phụ mới về statin và axit bempedoic được thêm vào.

Thảo luận về thử nghiệm ADAPTABLE (Liều lượng Aspirin: Đánh giá Lợi ích và Hiệu quả Lâu dài trên việc lấy người bệnh làm trung tâm) đã được thêm vào mục “Liều lượng Aspirin”.

Thảo luận về thử nghiệm TWILIGHT (Phối hợp hoặc đơn độc sử dụng thuốc Ticagrelor với Aspirin ở bệnh nhân nguy cơ cao sau can thiệp mạch vành) được thêm vào mục “Chỉ định sử dụng thuốc ức chế thụ thể P2Y12”.

Khuyến cáo 10.42c được thêm vào mục “Bệnh tim mạch: Điều trị”, cung cấp hướng dẫn cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và bệnh tim mạch xơ vữa động mạch (ASCVD) hoặc nhiều yếu tố nguy cơ của ASCVD khi sử dụng liệu pháp kết hợp với thuốc ức chế đồng vận chuyển natriglucose 2 (ức chế SGLT2) và thuốc đồng vận thụ thể GLP1 với lợi ích tim mạch đã được chứng minh.

Thảo luận về thử nghiệm Dapagliflozin và ngăn ngừa các kết quả có hại trong bệnh thận mãn tính (DAPA-CKD), các thảo luận sau: ảnh hưởng của Sotagliflozin đối với các biến cố tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 sau khi suy tim tồi tệ hơn (SOLOIST-WHF), ảnh hưởng của Efpeglenatide về kết quả Tim mạch (AMPLITUDE O), kết quả của thử nghiệm Dapagliflozin và ngăn ngừa các kết quả bất lợi trong suy tim (DAPA-HF), đánh giá hiệu quả và an toàn của thử nghiệm kết quả tim mạch của Ertugliflozin (VERTIS CV), và ảnh hưởng của Sotagliflozin đối với các biến cố về tim mạch và thận trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 và suy thận mức độ trung bình, những người có nguy cơ tim mạch (SCORED)- đã được bổ sung vào “Tiêu chuẩn sống” cập nhật vào tháng 6 năm 2021.

 

Cập nhật bảng 10.3C.

Mục mới “Tiếp cận lâm sàng” kết thúc những vấn đề này về giảm nguy cơ trên liệu pháp sử dụng thuốc ức chế SGLT-2 hoặc thuốc đồng vận thụ thể GLP-1. Hình 10.3 sao chép từ nghiên cứu được ADA công nhận của Hội Tim mạch học Hoa Kỳ “Lộ trình Quyết định đồng thuận của chuyên gia năm 2020 về Các liệu pháp mới để giảm nguy cơ Tim mạch ở Bệnh nhân ĐTĐ type 2” (https://doi.org/10.1016/j.jacc. 2020.05.037) và phác thảo cách tiếp cận để giảm nguy cơ với thuốc ức chế SGLT2 hoặc thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 kết hợp với các liệu pháp y tế dự phòng dựa trên hướng dẫn truyền thống khác cho huyết áp cũng như liệu pháp lipid, đường huyết và kháng tiểu cầu.

 

  1. Quản lí bệnh thận mãn tính và yếu tố nguy cơ

(https://doi.org/10.2337/dc22-S011)

Trước đây, phần 11, “Các biến chứng vi mạch và chăm sóc bàn chân,” bao gồm nội dung về bệnh thận mãn tính, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và chăm sóc bàn chân. Phần này hiện đã được chia thành hai phần: Phần 11, “Quản lí bệnh thận mãn tính và yếu tố nguy cơ” và phần 12, “Bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và chăm sóc bàn chân” (https://doi.org/10.2337/dc22-S012).

Khuyến cáo 11.3a đã được sửa đổi để bao gồm mức lọc tế bào thấp hơn và albumin niệu thấp hơn làm chỉ số cho việc sử dụng các chất ức chế SGLT2 để giảm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính (CKD) và các biến cố tim mạch.

Khuyến cáo 11.3a sửa đổi, có thêm mức lọc cầu thận thấp hơn và lượng albumin niệu thấp hơn trong phần chỉ định sử dụng thuốc ức chế SGLT-2 để làm giảm tiến triển của bệnh thận mạn tính và các biến cố tim mạch.

Khuyến cáo 11.3c được sửa đổi để bao gồm lựa chọn liệu pháp (thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid không steroid [finerenone]), và thêm vào khuyến cáo mới (khuyến cáo 11.3d) liên quan đến giảm albumin niệu để làm chậm tiến triển CKD.

Khái niệm về sự thay đổi huyết áp đã được thêm vào Khuyến cáo 11.4.

Nhiều thảo luận được thêm vào mục “Tổn thương thận cấp” liên quan đến việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển hoặc ARBs.

 

  1. Bệnh lí võng mạch, thần kinh & bàn chân

(https://doi.org/10.2337/dc22-S012)

 

Trước đây, phần 11, “Các biến chứng vi mạch và chăm sóc bàn chân,” bao gồm nội dung về bệnh thận mãn tính, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và chăm sóc bàn chân. Phần này hiện đã được chia thành hai phần: Phần 11, “Quản lí bệnh thận mãn tính và yếu tố nguy cơ” và phần 12, “Bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và chăm sóc bàn chân” (https://doi.org/10.2337/dc22-S012).

Nhiều thảo luận hơn thêm vào mục “Bệnh võng mạch ĐTĐ” liên quan giữa việc sử dụng thuốc đồng vận GLP-1 và bệnh võng mạc.

Khuyến cáo 12.11 cập nhật để chỉ ra rằng tiêm nội nhãn thuốc ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu là một lựa chọn thay thế hợp lý cho quang đông võng mặc bằng laser cho một số bệnh nhân mắc bệnh võng mạc ĐTĐ tăng sinh và cũng giúp làm giảm nguy cơ mất thị lực của những bệnh nhân này.

Khuyến cáo 12.12 cập nhật để giới thiệu tiêm nội nhãn thuốc ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu như là phương pháp điều trị đầu tay cho hầu hết các mắt bị phù hoàng điểm do ĐTĐ liên quan đến trung tâm ổ mắt và làm giảm thị lực.

Một khuyến cáo mới (Khuyến cáo 12.13) được bổ sung về quang đông tiêu điểm / màng lưới và tiêm corticosteroid nội nhãn.

 

  1. Người cao tuổi

(https://doi.org/10.2337/dc22-S013)

Trong mục “Hạ đường huyết”, sự thay đổi đường huyết và người cao tuổi với hạn chế về thể chất hoặc nhận thức được thêm vào thảo luận trong việc sử dụng CGM.

Ngưỡng trên 8,5% (69 mmol / mol) đã được loại bỏ khỏi ví dụ về các mục tiêu ít nghiêm ngặt hơn đối với những người mắc nhiều bệnh mãn tính cùng tồn tại, suy giảm nhận thức hoặc phụ thuộc chức năng trong khuyến cáo 13.6.

Nhiều thảo luận hơn đã được thêm vào về phân loại người lớn tuổi trong mục “Bệnh nhân có biến chứng và suy giảm chức năng”.

Những lợi ích của một chương trình tập luyện có cấu trúc (như trong Nghiên cứu can thiệp lối sống và độc lập cho người cao tuổi [LIFE]) được đưa vào mục “Quản lý lối sống”.

Nhiều thảo luận hơn về điều trị quá mức đã được thêm vào mục “Liệu pháp về thuốc”, cũng như đối với những người sử dụng metformin lâu dài, nên xem xét theo dõi tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Thảo luận về liệu pháp insulin cũng được cập nhật với nhiều thông tin hơn về việc tránh hạ đường huyết.

 

  1. Trẻ em và thanh thiếu niên

(https://doi.org/10.2337/dc22-S014)

Bảng 14.1A và bảng 14.1B được tạo mới và cung cấp tổng quan về các khuyến cáo tầm soát và điều trị các biến chứng và các tình trạng liên quan ở bệnh nhi đái tháo đường týp 1 (Bảng 14.1A) và đái tháo đường týp 2 (Bảng 14.1B).

Mục “Giáo dục và hỗ trợ quản lí bệnh ĐTĐ” thảo luận về người lớn chăm sóc bệnh nhi là rất quan trọng đối với việc tự quản lí ĐTĐ ở thanh niên, và họ nên tham gia như thế nào để đảm bảo không cho sự chuyển giao trách nhiệm về việc quản lí bệnh cho thanh niên.

Đơn giản hóa khuyến cáo 14.7.

Các khuyến cáo trong mục (đã đổi tên) “Theo dõi đường huyết, phân phối và mục tiêu Insulin” (Khuyến cáo  14.18–14.27) đã cấu trúc lại và sửa đổi để phù hợp hơn với các khuyến cáo trong Phần 7, “Công nghệ trong bệnh ĐTĐ” (https://doi.org/10.2337/ dc22-S007).

Khuyến cáo trong mục “Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch” trong bệnh ĐTĐ type 1 (Khuyến cáo 14.34–14.42) đã được sửa đổi để bao gồm thêm thông tin về thời gian tầm soát và điều trị cũng như cập nhật các chỉ số để tầm soát và điều trị.

Xuyên suốt phần này, bổ sung nhiều nội dung liên quan đến tư vấn sinh sản ở thanh niên nữ đang xem xét sử dụng thuốc ức chế men chuyển và ARBs.

Khuyến cáo mới (Khuyến cáo 14.49) đã được thêm vào mục “Bệnh võng mạc” cho bệnh ĐTĐ type 1 liên quan đến chụp ảnh võng mạc.

Khuyến cáo mới (khuyến cáo 14.61) thêm vào trong phần sử dụng CGM cho bệnh nhân trẻ mắc ĐTĐ type 2 với bổ sung về tiêm insulin nhiều lần mỗi ngày hoặc truyền insulin liên tục dưới da.

Khuyến cáo về tầm soát và quản lí THA (khuyến cáo 14.77-14.80) cho ĐTĐ type 2 được sửa đổi.

Cập nhật hình 14.1.

 

  1. Quản lí ĐTĐ ở người bệnh mang thai

(https://doi.org/10.2337/dc22-S015)

Khuyến cáo mới (Khuyến cáo 15.16) và thảo luận về bằng chứng về việc thăm khám sức khỏe từ xa cho phụ nữ có thai bị đái tháo đường thai kỳ được thêm vào mục “Quản lý đái tháo đường thai kỳ”.

Mục mới về “Hoạt động thể chất” được thêm vào.

Thảo luận bổ sung về việc insulin được xem như là phương pháp điều trị ưu tiên cho ĐTĐ type 2 thai kỳ được thêm vào.

 

  1. Chăm sóc ĐTĐ trong bệnh viện

(https://doi.org/10.2337/dc22-S016)

Có thêm thông tin bổ sung về việc sử dụng CGM trong đại dịch COVID-19 để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa bác sĩ, dược sĩ lâm sàng và bệnh nhân, đặc biệt là những người trong phòng chăm sóc đặc biệt.

 

  1. Vận động cho bệnh nhân ĐTĐ

Không có thay đổi nào trong phần này.

 

TLTK

https://diabetesjournals.org/care/issue/45/Supplement_1

 

 

Chia sẻ bài viết