[ESC 2021] Triệt đốt nốt nhĩ thất (AV) kết hợp với cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân rung nhĩ thường trực (AF) và QRS hẹp

[ESC 2021] Triệt đốt nốt nhĩ thất (AV) kết hợp với cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân rung nhĩ thường trực (AF) và QRS hẹp

Kết quả từ giai đoạn đầu của thử nghiệm hai phase APAF-CRT đã cho thấy phẫu thuật triệt đốt nốt AV kết hợp cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) làm giảm tỷ lệ nhập viện do suy tim (HF) và cải thiện các triệu chứng suy tim so với phương pháp điều trị nội khoa tối ưu sau 2 năm ở những bệnh nhân rung nhĩ (AF) thường trực và QRS  hẹp.1

GS Michele Brignole (IRCCS, Ospedale San Luca, Milan, Italy) đã trình bày kết quả giai đoạn hai kết quả từ phase II của nghiên cứu APAF-CRT. Đây là một thử nghiệm đa quốc gia, ngẫu nhiên, nhãn mở ở bệnh nhân AF thường trực có triệu chứng nghiêm trọng (> 6 tháng), với QRS ≤ 110 ms và ít nhất một lần nhập viện  do HF trong năm trước đó. Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên 1: 1 để triệt đốt nốt AV + CRT hoặc  điều trị nội khoa. Việc lựa chọn sử dụng máy khử rung tim cho bệnh nhân trong hai nhóm được quyết định bởi bác sỹ điều trị.

Được tiến hành trên nhóm lớn hơn với thời gian theo dõi lâu hơn phase I, phase II của  thử nghiệm APAF-CRT có tiêu chí chính là tỷ lệ tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào và được dừng lại để đánh giá hiệu quả trong phân tích tạm thời sau trung vị 29 tháng theo dõi.

Trong số 133 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên, liệu pháp triệt đốt nốt AV + CRT làm giảm 74% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân (7 bệnh nhân, 11%) so với điều trị bằng thuốc (20 bệnh nhân, 29%) (HR: 0,26; 95 % CI: 0,10 -0,65; p = 0,004).

Tỷ lệ tử vong ước tính trong 4 năm là 14% khi triệt đốt nốt AV + CRT, so với 41% khi điều trị bằng thuốc. Giảm nguy cơ  tương đối và tuyệt đối (relative risk and absolute risk) trong  4 năm lần lượt là 74% và 27%, và số bệnh nhân cần điều trị NNT (number needed to treat) là 3,7. Đối với tiêu chí phụ kết hợp, liệu pháp triệt đốt nốt AV + CRT cũng làm giảm 60% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tỷ lệ nhập viện do HF (95% CI: 0,22-0,73; p = 0,002).

Bàn luận về tỷ lệ tử vong thấp hơn của liệu pháp triệt đốt nốt AV + CRT so với sử dụng bằng thuốc, Giáo sư Brignole cho biết, “Chúng tôi có giả thuyết rằng lợi ích quan sát được là do kết hợp của việc kiểm soát tỷ lệ chặt chẽ và quy định tỷ lệ đạt được bằng cách đốt bộ nối nhĩ thất, cùng với tạo nhịp ở hai buồng thất, đã chống lại những tác động bất lợi về việc tạo nhịp thất phải”. Và GS gợi ý rằng, “Việc cải thiện về tỷ lệ sống sót được thể hiện qua thử nghiệm APAF-CRT cho thấy  triệt đốt nốt AV + CRT nên được cân nhắc như một liệu pháp đầu tay ở những bệnh nhân có AF thường trực, QRS hẹp và có tiền sử nhập viện điều trị HF trước đó”.

  1. Brignole M, et al. Eur Heart J. 2018;39:3999–4008.

Biên dịch: Ds. Tô Lý Cường, DS Nguyễn Thị Tùng Lê

Nguồn:

https://www.escardio.org/Congresses-&-Events/ESC-Congress/Congress-news/hot-line-av-junction-ablation-combined-with-cardiac-resynchronisation-therapy.

 

Chia sẻ bài viết