Hiệu quả của các biện pháp can thiệp lối sống nhằm ngăn ngừa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2

Hiệu quả của các biện pháp can thiệp lối sống nhằm ngăn ngừa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2

Hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp can thiệp lối sống (có hoặc không có tình nguyện viên hướng dẫn*) nhằm ngăn ngừa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2 trên bệnh nhân rối loạn glucose lúc đói (impaired fasting glucose) và/hoặc Tăng đường huyết không do đái tháo đường: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên

(*: tình nguyện viên hướng dẫn: bệnh nhân mắc đái tháo đường trở thành các tình nguyện viện, được đào tạo để trở thành tình nguyện viên hướng dẫn, với mục đích tập huấn cho người có nguy cơ cao mắc ĐTĐ các biện pháp can thiệp lối sống nhằm ngăn ngừa tiến triển thành ĐTĐ)

Tầm quan trọng: Gần một nửa số người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) hoặc thuộc nhóm đường huyết trung bình có nguy cơ cao, tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa có nhiều bằng chứng về hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa bệnh ĐTĐ tuýp 2 trong nhóm nguy cơ cao mắc ĐTĐ .

Mục tiêu: Xác định liệu rằng các phương pháp can thiệp lối sống theo nhóm (có hoặc không có sự hướng dẫn từ các tình nguyện viên hướng dẫn* ) có làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh ĐTĐ tuýp 2 ở quần thể có nhóm đường huyết nguy cơ cao hay không.

Thiết kế, bố trí và người tham gia: Nghiên cứu The Norfolk Diabetes Prevention Study (NDPS) là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, ba nhóm song song, được theo dõi  lên đến 46 tháng, thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 1 năm 2019 tại 135 cơ sở chăm sóc ban đầu và 8 địa điểm  tập huấn ở miền Đông nước Anh. Trong số 141,973 người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường loại 2, sàng lọc được 12,778 người (9,0%) và ngẫu nhiên hóa những người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường – với chỉ số đường huyết lúc đói tăng cao (≥110 và <126 mg/dL) hoặc mức HbA1C tăng cao (≥6,0% đến <6,5%; tăng đường huyết đơn thuần (không mắc bệnh tiểu đường) với mức đường huyết lúc đói tăng cao (≥100 đến <110 mg / dL).

Các can thiệp: Nghiên cứu được chia làm ba nhóm:

  • Một nhóm được chăm sóc thông thường (nhóm CON);
  • Một nhóm can thiệp lối sống theo lý thuyết gồm 6 buổi giáo dục căn bản và tối đa 15 buổi duy trì (nhóm INT)
  • Can thiệp tương tự nhóm INT và có thêm sự hỗ trợ của các tình nguyện viên hướng dẫn 2 (INT -DPM).

Các kết quả và tiêu chuẩn đánh giá chính: Tỷ lệ mắc ĐTĐ tuýp 2 giữa các nhóm.

Kết quả: Trong nghiên cứu này, 1028 người tham gia được ngẫu nhiên hóa vào 3 nhóm từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến ngày 24 tháng 2 năm 2017.

  • INT, 424 [41,2%] [166 phụ nữ (39,2%)]
  • INT-DPM, 426 [41,4%] [147 phụ nữ (34,5%)]
  • CON, 178 [17,3%) ] [70 phụ nữ (% 39,3)])

Tuổi trung bình là 65,3 (10,0) tuổi, chỉ số khối cơ thể trung bình 31,2 (5) và thời gian theo dõi trung bình là 24,7 (13,4) tháng.

Có tổng cộng 156 người tham gia tiến triển thành bệnh ĐTĐ tuýp 2

  • 39 trong số 171 người ở nhóm CON (22,8%),
  • 55 trong số 403 người ở nhóm INT (13,7%)
  • 62 trong số 414 người ở nhóm INT-DPM (15,0%)

Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai  nhóm can thiệp về  tiêu chí chính (tỷ số chênh lệch [OR], 1,14; KTC 95%, 0,77-1,7; P = .51), nhưng so với nhóm chăm sóc thông thường, các nhóm can thiệp đều có tỷ lệ mắc ĐTĐ tuýp 2 thấp hơn đáng kể (INT: OR, 0,54; 95% Cl, 0,34-0,85; P  = 0,01; INT-DPM: OR, 0,61; 95% Cl, 0,39 -0,96; P  = 0,033; kết hợp 2 nhóm can thiệp: OR, 0,57; 95% Cl, 0,38-0,87; P  = 0,01).

Hệ số ảnh hưởng tương đương nhau giữa các nhóm về các tiêu chí: mức đường huyết, độ tuổi, khả năng tiếp cận các chính sách và sự hỗ trợ của các cộng đồng và các tổ chức xã hội. Chi phí can thiệp cho mỗi người tham gia ở mức thấp:153 đô la.

Kết luận:  Các phương pháp can thiệp lối sống trong nghiên cứu NDPS làm giảm nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2 trong các nhóm đường huyết có nguy cơ cao. Tuy nhiên việc tăng cường can thiệp thông qua sự hướng dẫn của tình nguyện viên trong nhóm DPM không làm giảm thêm tỷ lệ mắc ĐTĐ so với nhóm can thiệp không có sự hướng dẫn của tình nguyện viên

 

Biên dịch:

Đỗ Thị Biển

DS. Nguyễn Thị Tùng Lê

TS. Nguyễn Thị Thanh Vân

 

Tài liệu tham khảo

Michael Sampson, MD; Allan Clark, PhD; Max Bachmann, PhD; et al. Lifestyle Intervention With or Without Lay Volunteers to Prevent Type 2 Diabetes in People With Impaired Fasting Glucose and/or Nondiabetic Hyperglycemia. JAMA Intern Med, November 2, 2020. <https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/article-abstract/2772239?utm_campaign=articlePDF%26utm_medium%3DarticlePDFlink%26utm_source%3DarticlePDF%26utm_content%3Djamainternmed.2020.5938&fbclid=IwAR189jdZF0emVfjc14QakDw4YptCmv1HgGwxHD6GiJYJguwRfGe1I52_GO4>

Image: health.harvard.edu

Chia sẻ bài viết