Ảnh hưởng của Empagliflozin đối với men gan trong bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan – mối liên quan giữa chúng với các biến cố của hội chứng tim thận trong thử nghiệm EMPA- REG OUTCOME.

Ảnh hưởng của Empagliflozin đối với men gan trong bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan – mối liên quan giữa chúng với các biến cố của hội chứng tim thận trong thử nghiệm EMPA- REG OUTCOME.

Tác giả: Sabine Kahl et al. – “ADA meeting 2021 – Diabetes 2021 Jun; 70(Suppl 1)”

Dịch giả: Nhóm dịch Hippocrates Pharmacy – Hoàng Thị Minh Anh HMU

Điều trị bằng Empagliflozin (EMPA) không chỉ cải thiện các kết cục của hội chứng tim thận mà còn làm giảm lượng mỡ trong gan ở những người bệnh mắc cả 2 bệnh: ĐTĐ typ 2 và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Do đó, chúng tôi đánh giá hiệu quả của EMPA so với placebo (giả dược – PLAC) đối với nguy cơ xơ gan và nhiễm mỡ liên quan đến NAFLD và mối liên quan của nguy cơ xơ gan tới các kết cục tim thận ở những bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 trong thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng EMPA- REG OUTCOME.

Thử nghiệm lấy 7020 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 và có bệnh tim mạch để điều trị với 10 hoặc 25 mg mỗi ngày EMPA hoặc PLAC. Phân tích hậu kiểm, lấy chỉ số nhiễm mỡ Dallas (Dallas Steatosis Index – DSI) và thang điểm đánh giá độ xơ gan (NAFLD brosis score  – NSF) để đánh giá nguy cơ nhiễm mỡ và xơ gan từ lúc ban đầu tới tuần điều trị thứ 164. Thay đổi so với giá trị nền của DSI và NSF đã được kiểm tra bằng cách phân tích các biện pháp lặp lại theo mô hình hỗn hợp; tác động trên hệ tim mạch, tử vong do mọi nguyên nhân, nhập viện vì suy tim và bệnh thận bằng hồi quy Cox trên các loại nguy cơ xơ gan. Khi bắt đầu, 72% người tham gia có nguy cơ cao của gan nhiễm mỡ (DSI probability>50%, trung bình 74+- 0.00) và 23% người có nguy cơ cao của xơ gan tiến triển (NFS>0.675, trung bình 1.26+-0.01) . Tổng thể DSI (logit) giảm với EMPA so với PLAC ở mọi thời điểm (p<0.001; thay đổi hiệu chỉnh placebo -0.13+-0.03 trong 164 tuần) và ở cả nhóm có nguy cơ nhiễm mỡ cao. Mặc dù NFS tổng thể giữa nhóm EMPA và PLAC tương đương, NFS thấp hơn ở nhóm xơ gan tiến triển được điều trị bằng EMPA tại tuần 12, 28 và 108 (thay đổi hiệu chỉnh placebo -0.08±0.03, -0.11±0.03 and -0.11±0.04, tại mọi thời điểm p<0.01 vs PLAC). Đáng chú ý, tác động của EMPA lên hệ tim mạch và tử vong là nhất quán ở cả nhóm nguy cơ xơ hóa cao và thấp.

Kết luận, EMPA có thể làm giảm tình trạng nhiễm mỡ liên quan đến NAFLD cũng như quá trình xơ gan, đặc biệt là ở những người có nguy cơ xơ gan tiến triển, cải thiện các biến chứng tim thận và tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân không phụ thuộc vào loại nguy cơ xơ gan.

Chia sẻ bài viết