Lựa chọn Ticagrelor hay Clopidogrel trong can thiệp động mạch mạch vành qua da

Lựa chọn Ticagrelor hay Clopidogrel trong can thiệp động mạch mạch vành qua da

Biên dịch: Huỳnh Thị Thúy Ngân

Hiệu đính: DS: Lâm Trịnh Diễm Ngọc, TS. Võ Đức Duy

 

Hoại tử cơ do can thiệp động mạch mạch vành qua da (PCI) thường xuyên xảy ra và có thể ảnh hưởng đến tiên lượng lâu dài của bệnh nhân. Clopidogrel là phương pháp điều trị được khuyến cáo hiện nay khi thực hiện PCI. Trong khi đó, ticagrelor được biết là có thể làm giảm các biến chứng thiếu máu cục bộ quanh màng cứng so với clopidogrel nhưng chưa được đánh giá. Nghiên cứu ALPHEUS đã được tiến hành nhằm đánh giá xem ticagrelor có ưu thế hơn clopidogrel trong việc làm giảm hoại tử cơ tim do nứt mảng xơ vữa hay không, trên những bệnh nhân mạch vành ổn định đang được can thiệp động mạch vành qua da “tự chọn” với nguy cơ cao.

(Can thiệp động mạch vành qua da “tự chọn” – PCI “tự chọn”, là can thiệp được thực hiện trong vòng 24 giờ sau nhồi máu cơ tim, khác với PCI khẩn cấp hay cấp cứu).

Phương pháp nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân có bệnh mạch vành ổn định, có chỉ định PCI và có ít nhất một yếu tố nguy cơ cao.
  • Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá mức độ nạp thuốc ức chế P2Y12 mới hoặc clopidogrel để ngăn thiếu máu cục bộ ở những bệnh nhân đang đặt stent mạch vành chọn lọc (ALPHEUS). Thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, nhãn mở, pha 3b được tiến hành trên 2 nhóm người bệnh, trong vòng 30 ngày.
    • Nhóm 1 (n = 941 người): Dùng ticagrelor (liều nạp 180 mg/ngày, sau đó chuyển sang 90 mg x 2 lần/ngày)
    • Nhóm 2 (n = 942 người): Dùng clopidogrel (liều nạp 300 – 600 mg/ngày, sau đó chuyển sang 75 mg x 2 lần/ngày)

Kết quả nghiên cứu

  • Chỉ tiêu lâm sàng chính bao gồm nhồi máu cơ tim type 4 (a hoặc b) do PCI hoặc tổn thương cơ tim lớn. Chỉ tiêu an toàn chính là xuất huyết nhiều, được đánh giá trong vòng 48 giờ sau PCI (hoặc khi xuất viện nếu sớm hơn).
  • Tại thời điểm 48 giờ, chỉ tiêu lâm sàng quan sát được ở 334 bệnh nhân nhóm 1 (35%) và 341 bệnh nhân nhóm 2 (36%) (OR: 0.97; 95%CI: 0.80 – 1.17; p = 0.75).
  • Chỉ tiêu lâm sàng chắc chắn không khác nhau giữa hai nhóm, nhưng các trường hợp xuất huyết thường gặp với ticagrelor hơn so với clopidogrel sau 30 ngày (105 bệnh nhân nhóm 1 [11%] so với 71 bệnh nhân nhóm 2 [8%]; OR 1.54; 95%CI: 1.12 – 2.11; p = 0,0070).

Kết luận

  • Ticagrelor không vượt trội hơn clopidogrel trong việc giảm hoại tử cơ tim ở các đối tượng thử nghiệm và không làm tăng xuất huyết nghiêm trọng, nhưng đã làm tăng tỷ lệ xuất huyết nhẹ sau 30 ngày dùng thuốc.
  • Dựa vào kết quả nghiên cứu, vẫn ủng hộ việc sử dụng clopidogrel làm tiêu chuẩn chăm sóc cho PCI “tự chọn”.

 

Tài liệu tham khảo

Johanne Silvain et al. Ticagrelor versus clopidogrel in elective percutaneous coronary intervention (ALPHEUS): a randomised, open-label, phase 3b trial. The Lancet 2020, Nov 14. (https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)32236-4)

Hình đại diện từ: https://twitter.com/JWatch/status/1327786456971169792

 

Category: Nghiên cứu, Chuyên đề lâm sàng

Tag: Ticagrelor, Clopidogrel, Hoại tử cơ tim, PCI.

Chia sẻ bài viết