Đột quỵ

dot-quy

Đột quỵ

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng tắt nghẽn dòng máu cung cấp đến não. Đây là một trường hợp khẩn cấp, vì khi không có oxy và các chất dinh dưỡng từ máu, một phần của não sẽ bị ảnh hưởng rất nhanh và bắt đầu chết đi. [1]

Có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu lên não do tắc nghẽn (ischemic stroke), chiếm phần lớn (85-90%) và đột quỵ do vỡ mạch máu kiến chảy máu vào não (hemorrhagic stroke), chiếm ít hơn (dưới 10%). Loại đột quỵ khác là cơn thiếu máu thoáng qua (transient ischemic attack) là một dạng đột quỵ cho nghẽn mạch máu tạm thời, cục máu đông di chuyển lọt qua được khe hẹp và dòng máu lưu thông trở lại (nên gọi là cơn thiếu máu thoáng qua)

Các dấu hiệu – triệu chứng [1]

– Tê hoặc yếu đột ngột tại mặt, tay hoặc chân; đặc biệt ở một bên cơ thể.

– Đột ngột lú lẫn, gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu lời nói.

– Đột ngột gặp khó khăn trong việc nhìn bằng một hoặc cả hai mắt.

– Đột ngột gặp khó khăn trong việc đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thiếu sự phối hợp.

– Đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.

Kiểm tra theo qui tắc F.A.S.T: phát hiện sớm khi nghi ngờ đột quỵ.

– F – face (mặt): Khi cười có xệ một bên mặt không?

– A – Arms (cánh tay): Khi giơ cả 2 tay, có 1 tay thấp hơn tay còn lại không?

– S – speech (lời nói): Khi lặp lại một cụm từ đơn giản, có nói lắp hoặc kì lạ (khó hiểu) không?

– T – Time (thời gian): Nếu thấy bất kì dấu hiệu trên, hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Những việc chúng ta có thể làm trong khi chờ xe cấp cứu

1. Nếu người bị đột quỵ còn ý thức, cho họ nằm 1 bên, đầu hơi đưa cao, dùng gối hoặc 1 vật gì đó kê.

2. Không đưa bệnh nhân cái gì để ăn hoặc uống.

3. Mở nút áo để bệnh nhân thở dễ dàng hơn

4. Nếu yếu tay hay chân, nên chú ý đừng để tay chân bị kéo lê khi ta di chuyển người bệnh.

5. Nếu họ bị bất tỉnh, kiểm tra hơi thở và nhịp đập, nếu họ không có hơi thở hay nhịp, bắt đầu CPR (hồi sinh tim phổi).

6. Nếu bạn không biết CPR, có thể hỏi người NVYT trên phone, họ sẽ hướng dẫn. (theo Tổ chức stroke)

Thử nghiệm đứng thăng bằng trên 1 chân là gì? Nó có phản ánh đúng bạn có nguy cơ bị đột quỵ?

“Đứng giữ thăng băng một chân” do nhóm nghiên cứu của Tabara và cộng sự (người Nhật) công bố trên tạp chí khoa học “Stroke” năm 2014. Đây là 1 nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 1387 người, số tuổi trung bình 67. Các tổn thương được đo lường bằng chụp hình cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)
Từ kết quả nghiên cứu thấy rằng việc không thể giữ thăng bằng trên một chân quá 20 giây có liên quan đến việc suy giảm nhận thức và các tổn thương thương mạch máu nhỏ trên não không triệu chứng. Những tổn thương do mạch máu nhỏ này chỉ có thể nói là do những thay đổi về mặt bệnh học của não và suy giảm chức năng chứ chưa thể được xem là đột quỵ não thật sự. Tình trạng tổn thương xơ vữa mạch máu nhỏ trong não này xảy ra với người nhìn có vẻ như khoẻ mạnh, và đặc biệt khi họ trên 60 tuổi, đặc biệt với người có bệnh nền tăng huyết áp hay đái tháo đường.
Thăng bằng cơ thể là sự tổng hoà của nhiều cơ quan, bao gồm tiểu não, thị giác, thính giác và cơ xương khớp.
Theo nhiều nghiên cứu, có đến 1/3 người trên 65 tuối bị té ngã do mất thăng bằng, nguyên nhân do mắc phải một hay nhiều khiếm khuyết về mặt chức năng trên. Ngoài ra trọng lượng cơ thể và sự tập luyện cũng ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng này.
Quan trọng hơn, nghiên cứu này chỉ được làm trên một nhóm dân số lớn tuổi (67) Nhật Bản có kèm theo nhiều bệnh nền, và không được đánh giá khả năng này trước đó, do vậy cần thiết phải kiểm định lại trên các nhóm dân số khác ngoài Nhật Bản (như Việt Nam…) hoặc trên các lứa tuổi khác trẻ hơn với cỡ mẫu lớn trước khi ra khuyến cáo một cách rộng rãi trong cộng đồng và xem như là một yếu tố nguy cơ đột quỵ mới [4][5].

Cách phòng ngừa đột quỵ [3]

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

– Chế độ ăn uống lành mạnh:

Ăn lành mạnh, nhiều trái cây tươi, rau quả có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.

Ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (trans fat), cholesterol và thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa cholesterol cao.

Hạn chế muối (natri) có thể giúp huyết áp thấp hơn, vì huyết áp hoặc cholesterol cao làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Cân nặng:

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) xem cơ thể để biết cân nặng có nằng trong ngưỡng khỏe mạnh không. BMI= cân nặng (kg) / chiều cao 2 (m)

Tập thể dục:

Giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm mức cholesterol và huyết áp. Ở người lớn, bác sĩ khuyến nghị tập thể dục aerobic cường độ vừa phải như đi bộ nhanh khoảng 2 giờ 30 phút mỗi tuần; trẻ em, thanh thiếu niên nên tập thể dục 1 giờ mỗi ngày.

Không hút thuốc: hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Hạn chế bia rượu:

Uống nhiều bia rượu có thể làm tăng huyết áp. Đàn ông không nên uống quá 2 ly/ngày, phụ nữ không quá 1 ly/ngày.

Người có bệnh nền

Nếu có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc tiểu đường có thể thực hiện theo những bước sau:

– Kiểm tra cholesterol: ít nhất 5 năm/ lần. Thuốc và lối sống lành mạng giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rối loạn lipid máu.

– Kiểm soát huyết áp: đo huyết áp thường xuyên tại nhà hoặc bệnh viện. Thuốc, lối sống lành mạnh và chế độ ăn ít muối (natri) giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

– Kiểm soát ở bệnh nhân đái tháo đường: kiểm tra đường huyết thường xuyên. Thay đổi lối sống (tập thể dục thường xuyên, ăn thực phẩm lành mạnh) giúp kiểm soát tốt đường huyết và giảm nguy cơ đột quỵ.

– Điều trị bệnh tim (bệnh động mạch vành, rung nhĩ).

– Tiền sử đột quỵ hoặc TIA: kế hoạch điều trị bao gồm thuốc hoặc phẫu thuật và thay đổi lối sống để giảm nguy cơ của cơn đột quỵ khác.

Điều trị

huong-dan-dot-quy-cap-2019

Xem hướng dẫn điều trị đột quỵ năm 2019

Hướng dẫn của Canada về đột quỵ: Acetylsalicylic acid cho ngăn ngừa các biến cố mạch máu

Tài liệu tham khảo

[1]. Web MD: Stroke. https://www.webmd.com/stroke/guide/stroke-overview-facts

[2]. https://www.cdc.gov/stroke/signs_symptoms.htm

[3]. https://www.cdc.gov/stroke/prevention.htm

[4] https://www.ahajournals.org/doi/full/10.1161/STROKEAHA.114.006704

[5] Từ Dr. Thắng Nguyễn BS Đột quỵ tại TPHCM

Chia sẻ bài viết