Ung thư vú

ung-thu-vu

Ung thư vú

Tác giả: Võ Phạm Thuỷ Tiên

1. THÔNG TIN CHUNG

Ung thư vú là loại ung thư xảy ra tại tế bào vú. Loại ung thư này có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới, nhưng đặc biệt phổ biến tại nữ giới ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Trong những năm gần đây, quá trình chuẩn đoán và điều trị ung thư vú đã có những bước tiến mới rõ rệt. Do vậy, tỉ lệ sống sót sau khi mắc ung thư vú ngày càng gia tăng, trong khi tỉ lệ tử vong do loại ung thư này ngày càng giảm nhờ vào khả năng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, các phương pháp trị liệu cá nhân hoá, và các kết quả nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cơ chế của bệnh.

 2. TRIỆU CHỨNG

Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Một số diện tích xung quanh ngực trở nên cứng hơn
  • Thay đổi về kích cỡ hoặc hình dạng của ngực
  • Thay đổi về màu sắc của ngực
  • Vết rạn da xung quanh đầu ngực hoặc da ngực
  • Vùng da xung quanh ngược trở nên sưng đỏ

3. NGUYÊN NHÂN

 Ung thư vú xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển không bình thường. Các tế bào này phân chia nhanh hơn so với các tới bào bình thường và tiếp tục tăng trưởng, hình thành nên khối u. Chúng cũng có thể di căn từ vú tới hạch bạch huyết hoặc các vùng khác của cơ thể.

Ung thú vú thường bắt đầu từ tế bào ở ống sản xuất sữa, hoặc từ các thuỳ. Ngoài ra, ung thư vú cũng có thể bắt nguồn từ các tế bào khác hoặc mô tại vùng vú.

Các nhà khoa học đã xác định hormones, thói quen sinh hoạt, và các yếu tố môi trường là những nhân tố nguy hiểm, khiến gia tăng khả năng mắc ung thư vú. Tuy vậy, một số người không có các nhân tố nguy hiểm vẫn có khả năng mắc ung thư vú, trong khi những người có các nhân tố nguy hiểm lại không mắc ung thư vú trong suốt quãng đời của họ. Do đó, các nhà khoa học cho rằng ung thư vú là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa gene và môi trường sống.

5% tới 10% các ca mắc ung thư vú là do đột biến gene di truyền qua nhiều thế hệ trong một gia đình. Một số gene mang đột biến và có khả năng di truyền khiến gia tăng khả năng mắc ung thư vú đã được xác định. Gene liên quan tới ung thư vú phổ biến nhất là BRCA1 và BRCA2.

Thông thường, các bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm máu để xác định đột biến tại gene BRCA hoặc các gene khác nếu gia đình bệnh nhân có lịch sử bệnh ung thư vú hoặc các loại ung thư khác.

Một số nhân tố có thể khiến gia tăng khả năng mắc ung thư vú là:

  • Là nữ giới.
  • Tuổi tác lớn
  • Có các thành viên gia đình mắc ung thư vú hoặc các loại ung thư khác
  • Có các bệnh liên quan tới vú
  • Di truyền gene liên quan tới ung thư vú (BRCA1 và BRCA2)
  • Tiếp xúc với bức xạ
  • Béo phì
  • Kinh nguyệt bắt đầu sớm (trước 12 tuổi)
  • Mãn kinh bắt đầu muộn
  • Mang thai con đầu khi tuổi đã lớn (sau 30 tuổi)
  • Chưa bao giờ mang thai
  • Sử dụng liệu pháp hormone (chứa estrogen và progesterone để trị các triệu chứng của mãn kinh)
  • Sử dụng chất kính thích

4. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ

 Một số biện pháp để phòng tránh ung thư vú đối với những người có khả năng mắc ung thư vú thấp là:

  • Đề nghị bác sĩ làm xét nghiệm sàng lọc ung thư vú từ sớm
  • Không sử dụng chất kích thích quá mức
  • Tập luyện thể dục đa số các ngày trong tuần
  • Hạn chế sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh
  • Giữ cân nặng ở mức khoẻ mạnh, không thừa cân
  • Ăn uống lành mạnh

Một số biện pháp để phòng tránh/trị ung thư vú đối với những người có khả năng mắc ung thư vú cao là:

  • Sử dụng thuốc, liệu pháp hormones (ức chế estrogen bằng SERMs hoặc ức chế men aromatase như letrozole, vorozole, anastrozole)
  • Phẫu thuật cắt bỏ vú

5. CẬP NHẬT CÁC THUỐC MỚI ĐƯỢC FDA PHÊ DUYỆT TRỊ UNG THƯ VÚ

Điều trị xem thêm: fulvestrant – cơ chế chống ung thư vú di căn ưu việt

TLTK:

 

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/breast-cancer/symptoms-causes/syc-20352470
  2. https://www.who.int/cancer/detection/breastcancer/en/
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6745227/

Chia sẻ bài viết