Phần 4. Đánh giá Y tế toàn diện và bệnh kèm theo – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ ADA 2022

Phần 4. Đánh giá Y tế toàn diện và bệnh kèm theo – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ ADA 2022

Phần 4. Đánh giá Y tế toàn diện và bệnh kèm theo – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ ADA 2022

Nguồn: ADA2022

Dịch: Nguyễn Anh Thi, Dương Tú Nhi, Ngô Phan Thuận Hiển

CHĂM SÓC CỘNG TÁC LẤY BỆNH NHÂN LÀM TRUNG TÂM
Khuyến nghị                                                                              

4.1 Phong cách giao tiếp lấy bệnh nhân làm trung tâm sử dụng sự lắng nghe tích cực và ngôn ngữ dựa trên sức nặng và đặt bệnh nhân làm trung tâm; khơi gợi sở thích và niềm tin của bệnh nhân; đồng thời nên cân nhắc đánh giá khả năng đọc viết, tính toán, và các rào cản tiềm ẩn đối với việc chăm sóc để tối ưu hóa kết quả sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. B

4.2 Những người mắc bệnh  đái tháo đường có thể được hưởng lợi từ một nhóm phối hợp đa ngành bao gồm và không giới hạn từ các chuyên gia chăm sóc và hướng dẫn về  bệnh đái tháo đường , bác sĩ chăm sóc chính và bác sĩ lâm sàng các chuyên khoa liên quan, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia thể dục, dược sĩ, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa xương khớp và chuyên gia sức khỏe tâm thần. E                                                                                                              

 

huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

 

Hình 4.1 – Chu trình quyết định việc quản lý đường huyết lấy bệnh nhân làm trung tâm trong bệnh Đái tháo đường loại 2. Theo Davies và cộng sự. (104)

ĐÁNH GIÁ Y TẾ TOÀN DIỆN
Khuyến nghị

4.3 Đánh giá y tế toàn diện nên được tiến hành vào lần đầu thăm khám để:

• Xác nhận chẩn đoán và phân loại đái tháo đường. A

• Đánh giá các biến chứng của bệnh đái tháo đường và bệnh đi kèm tiềm năng. A

• Xem lại cách điều trị trước đó và kiểm soát yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đã mắc bệnh đái tháo đường. A

• Bắt đầu hướng dẫn bệnh nhân tham gia vào việc xây dựng một kế hoạch quản lý chăm sóc. A

• Phát triển một kế hoạch chăm sóc liên tục. A

4.4 Cuộc thăm khám tiếp theo nên bao gồm hầu hết các thành phần của đánh giá y tế toàn diện ban đầu (xem Bảng 4.1). A

4.5 Quản lý liên tục nên được chỉ dẫn bằng việc đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, những biến chứng của bệnh đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, nguy cơ hạ đường huyết, và việc ra quyết định chung về mục tiêu trị liệu. B                                                                               

Nguồn ADA 2022

 

huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

Bảng 4.2 – Đánh giá và kế hoạch điều trị*                                                                                                                                      
Đánh giá nguy cơ biến chứng đái tháo đường

·      ASCVD và tiền sử suy tim

·      Các yếu tố rủi ro ASCVD và đánh giá rủi ro ASCVD 10 năm

·      Giai đoạn bệnh thận mãn tính (xem Bảng 11.1)

·      Nguy cơ hạ đường huyết (xem Bảng 4.3)

·      Đánh giá bệnh võng mạc

·      Đánh giá bệnh lý thần kinh

Thiết lập mục tiêu

·      Thiết lập A1C / đường huyết / thời gian trong phạm vi mục tiêu

·      Nếu có tăng huyết áp, thiết lập mục tiêu huyết áp

·      Mục tiêu tự quản lý bệnh đái tháo đường

Các kế hoạch điều trị

·      Quản lý lối sống

·      Liệu pháp dùng thuốc: hạ đường huyết

·      Điều trị bằng thuốc: các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh thận

·      Sử dụng thiết bị theo dõi lượng đường và phân phối insulin

·      Giới thiệu đến giáo dục đái tháo đường và các chuyên gia y tế (nếu cần)

ASCVD, bệnh tim mạch xơ vữa động mạch. (*) Đánh giá và lập kế hoạch điều trị là các thành phần thiết yếu của các lần khám ban đầu và tất cả các lần tái khám

 

Bảng 4.3 – Đánh giá nguy cơ hạ đường huyết                                             
Các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết khi điều trị

·      Sử dụng insulin hoặc chất kích thích tiết insulin (sulfonylurea, meglitinides)

·      Suy giảm chức năng gan hoặc thận

·      Thời gian mắc bệnh đái tháo đường lâu

·      Tuổi già và suy yếu

·      Suy giảm nhận thức

·      Suy giảm phản ứng điều hòa ngược, không nhận biết được hạ đường huyết

·      Khuyết tật về thể chất hoặc trí tuệ có thể làm giảm phản ứng hành vi đối với hạ đường huyết

·      Sử dụng rượu

·      Sử dụng kết hợp nhiều thuốc (đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin, thuốc chẹn beta không chọn lọc)

·      Tiền sử hạ đường huyết nghiêm trọng

Ngoài các yếu tố rủi ro riêng lẻ, xem xét sử dụng các mô hình dự báo rủi ro toàn diện (105)
Xem tài liệu tham khảo 106–110.

 

Bảng 4.4 – Khuyến nghị bệnh nhân đến các chuyên gia/khoa phòng phụ trách quản lý chăm sóc ban đầu

·      Khám đáy mắt mỗi năm bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.

·      Kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

·      Chuyên gia dinh dưỡng được chứng nhận cho liệu pháp dinh dưỡng y tế

·      Giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường

·      Nha sĩ khám răng toàn diện và nha chu

·      Chuyên gia sức khỏe tâm thần, nếu được chỉ định

·      Thính học, nếu được chỉ định

·      Nhân viên xã hội / nguồn lực cộng đồng, nếu được chỉ định

 

CHỦNG NGỪA
Khuyến nghị

4.6 Cung cấp các loại vắc xin được khuyến nghị định kỳ cho trẻ em và người lớn mắc bệnh đái tháo đường theo độ tuổi (xem Bảng 4.5 để biết các loại vắc xin được khuyến nghị cao cho người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường). A

 

 

Bảng 4.5 – Các loại chủng ngừa được khuyến nghị cao cho bệnh nhân người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường (Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh) 
Chủng ngừa Nhóm tuổi đề xuất Tần suất Phân loại các

Đánh giá khuyến nghị dựa trên loại bằng chứng*

Tài liệu tham khảo
Viêm gan B

 

< 60 tuổi; ≥ 60 tuổi thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bác sĩ, dược sĩ lâm sàng 2 hoặc 3 liều 2 Centers for Disease Control

and Prevention, Use of Hepatitis B Vaccination for

Adults With Diabetes

Mellitus: Recommendations

of the Advisory Committee

on Immunization Practices

(ACIP) (111)

 

Ung thư cổ tử cung (HPV) ≤ 26 tuổi; 27-45 tuổi cũng có thể được chủng ngừa HPV sau khi thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe 3 liều trong 6 tháng 2 cho nữ giới,

3 cho nam giới

Meites et al., Human

Papillomavirus Vaccination

for Adults: Updated

Recommendations of the

Advisory Committee on

Immunization Practices

(112)

Cúm Tất cả các bệnh nhân; không nên tiêm vắc xin cúm sống giảm độc lực Hàng năm Demicheli et al., Vaccines for

Preventing Influenza in the

Elderly (113)

Phế cầu khuẩn Pneumo 23 19-64 tuổi, chủng ngừa bằng Pneumovax

 

 

 

≥ 65 tuổi, tiêm liều thứ hai của Pneumovax, ít nhất 5 năm kể từ lần tiêm vắc xin Pneumovax trước

  2

 

 

 

 

2

Centers for Disease Control

and Prevention, Updated

Recommendations for

Prevention of Invasive

Pneumococcal Disease

Among Adults Using the

23-Valent Pneumococcal

Polysaccaride Vaccine

(PPSV23) (114)

$65 years of age, obtain

second dose of

Pneumovax, at least 5

years from prior

Pneumovax vaccine

One dose; if PCV13

has been given,

then give PPSV23

$1 year after

PCV13 and $5

years after any

PPSV23 at age <65

years

2 Falkenhorst et al.,

Effectiveness of the 23-

Valent Pneumococcal

Polysaccharide Vaccine

(PPV23) Against

Pneumococcal Disease in

the Elderly: Systematic

Review and Meta-analysis

(115)

Phế cầu cộng hợp 13 tuýp Người lớn ≥ 19 tuổi, có tình trạng suy giảm miễn dịch (ví dụ, suy thận mãn tính), cấy ghép ốc tai điện tử hoặc rò rỉ dịch não tủy

19-64 tuổi, đủ năng lực miễn dịch, không khuyến cáo

≥ 65 tuổi, đủ năng lực miễn dịch, đã thảo luận về việc ra quyết định với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

1 liều

 

 

 

Không

 

1 liều

 

 

 

 

 

3 Matanock et al., Use of 13-

Valent Pneumococcal

Conjugate Vaccine and 23-

Valent Pneumococcal

Polysaccharide Vaccine

Among Adults Aged $65

Years: Updated

Recommendations of the

Advisory Committee on

Immunization Practices (21)

Uốn ván, bạch hầu, ho gà Tất cả người lớn; phụ nữ có thai nên tiêm thêm một liều Tăng cường sau mỗi 10 năm 2 cho hiệu quả,

3 cho sự an toàn

Havers et al., Use of Tetanus

Toxoid, Reduced Diphtheria

Toxoid, and Acellular

Pertussis Vaccines: Updated

Recommendations of the

Advisory Committee on

Immunization Practices—

United States, 2019 (116)

Thuỷ đậu ≥ 50 tuổi 2 liều Shingrix, ngay cả khi đã được tiêm chủng trước đó 1

 

Dooling et al.,

Recommendations of the

Advisory Committee on

Immunization Practices for

Use of Herpes Zoster

Vaccines (117)

GRADE, Phân loại các Đánh giá khuyến nghị, Phát triển và Đánh giá; PCV13, vaccine cộng hợp phế cầu khuẩn 13-valent; PPSV23, vaccine polysaccharide phế cầu khuẩn 23-valent. *Loại bằng chứng: 1 = Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCT), hoặc bằng chứng áp đảo từ các nghiên cứu quan sát; 2 = RCT với những hạn chế quan trọng, hoặc bằng chứng đặc biệt mạnh mẽ từ các nghiên cứu quan sát; 3 = nghiên cứu quan sát, hoặc RCT với những hạn chế đáng chú ý; và 4 = kinh nghiệm và quan sát lâm sàng, nghiên cứu quan sát với những hạn chế quan trọng, hoặc RCT với một số hạn chế lớn. Để có danh sách đầy đủ, hãy tham khảo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tại www.cdc.gov/vaccines/.

 

ĐÁNH GIÁ CÁC BỆNH ĐI KÈM

Bệnh tự miễn

Khuyến nghị

4.7 Bệnh nhân đái tháo đường loại 1 nên được tầm soát bệnh tuyến giáp tự miễn sớm ngay lúc mới chẩn đoán và định kỳ sau đó. B

4.8 Người lớn mắc bệnh đái tháo đường loại 1 nên được tầm soát bệnh Celiac khi có các triệu chứng và dấu hiệu trên đường tiêu hóa hoặc các biểu hiện cận lâm sàng gợi ý bệnh Celiac. B                                                                            Nguồn ADA 2022, Dịch: Ngô Phan Thuận Hiển, Pharmavn.org

Suy giảm nhận thức / sa sút trí tuệ

Khuyến nghị

4.9 Trong trường hợp suy giảm nhận thức, các phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường nên được đơn giản hóa hết mức có thể và được điều chỉnh để giảm thiểu nguy cơ hạ đường huyết. B                                                                          

Khuyến nghị

4.10 Bệnh nhân đái tháo đường loại 2 hoặc tiền đái tháo đường và tăng men gan (ALT) hoặc gan nhiễm mỡ trên siêu âm nên được đánh giá về sự hiện diện của viêm gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ gan C                                          

Testosterone thấp ở nam giới

Khuyến nghị

4.11 Ở nam giới mắc bệnh đái tháo đường có các triệu chứng hoặc dấu hiệu của thiểu năng sinh dục, chẳng hạn như giảm ham muốn tình dục hoặc giảm khả năng hoạt động tình dục, hoặc rối loạn cương dương, xem xét kiểm tra mức testosterone huyết thanh vào buổi sáng.

Bảng 4.6 – Quản lý bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
Phân loại Thay đổi lối sốnga Phương pháp điều trị bằng thuốc hướng đến gan Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường Giảm nguy cơ tim mạch
NAFLD không Chăm sóc tiêu chuẩn
NASH với giai đoạn xơ hóa

0 hoặc 1 (F0, F1)

không Chăm sóc tiêu chuẩn
NASH với giai đoạn xơ hóa

2 hoặc 3 (F2, F3)

Pioglitazone, chất  chủ vận thụ thể GLP-1b
Xơ gan NASH (F4) Điều trị  cá thể hóac

 

Bảng 4.7 – Tóm tắt các hướng dẫn về bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu đã được công bố
Tổ chức Năm Kiểm tra chẩn đoán đầu tiên Khi nào cần chuyển đến bác sĩ chuyên khoa gan mật Kiểm tra không xâm lấn
Hiệp hội Nghiên cứu về Bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) 2018 Không đề cập rõ trong hướng dẫn Không khuyến cáo tầm soát NAFLD định kỳ ở các nhóm nguy cơ cao Không rõ trong hướng dẫn Chẩn đoán NASH: sinh thiết gan

Đánh giá xơ hóa: NFS hoặc FIB-4

Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (AGA) 2012 Không khuyến cáo tầm soát NAFLD định kỳ Không rõ trong hướng dẫn Hội chứng chuyển hóa có thể được xem là mục tiêu quyết định cho bệnh nhân cần sinh thiết gan
Hiệp hội nghiên cứu về gan của Châu Âu

(EASL)

2016 Siêu âm + xét nghiệm men gan cho bệnh nhân có yếu tố nguy cơ Chuyển bệnh nhân có men gan bất thường hoặc các dấu hiệu xơ hóa nguy cơ trung bình / cao đến bác sĩ chuyên khoa. Chẩn đoán NASH: sinh thiết gan

Đánh giá xơ hóa: NFS hoặc FIB-4

Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) 2012 Siêu âm + xét nghiệm men gan cho bệnh nhân có yếu tố nguy cơ Không rõ trong hướng dẫn Chẩn đoán NASH: sinh thiết gan

 

Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Xuất sắc Quốc gia Anh (NICE) 2016 Siêu âm + xét nghiệm men gan cho bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.

Tuy nhiên, xét nghiệm máu định kỳ chức năng gan không nhạy, và siêu âm không hiệu quả kinh tế

Chuyển người lớn bị xơ gan đến bác sĩ gan mật.

Chuyển trẻ em nghi ngờ NAFLD đến bác sĩ chuyên khoa nhi về gan mật

Đánh giá xơ hóa tiến triển:

xơ hóa gan tăng (2-3 năm một lần)

FIB-4, Chỉ số xơ hóa-4; NAFLD, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu; NASH, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu; Điểm xơ hóa NFS, NAFLD. Phỏng theo “Chuẩn bị cho Đại dịch NASH: Lời kêu gọi hành động” (62).

 

Chia sẻ bài viết