So sánh sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được khởi trị bằng nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 đường tiêm 1 lần/tuần với 1 lần/ngày trong thực hành lâm sàng ở Hoa Kỳ (STAY study)

So sánh sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được khởi trị bằng nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 đường tiêm 1 lần/tuần với 1 lần/ngày trong thực hành lâm sàng ở Hoa Kỳ (STAY study)

Tác giả: W.H. Polonsky et al

Bối cảnh và mục tiêu: Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường có tác dụng kéo dài cho phép giảm tần suất sử dụng thuốc dẫn đến giảm gánh nặng điều trị và cải thiện sự tuân thủ điều trị. Đề tài nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá sự tuân thủ điều trị ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ týp 2) được khởi trị bằng nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1 RA) đường tiêm 1 lần/tuần so với 1 lần/ngày trong thực hành lâm sàng tại Hoa Kỳ.

Phương pháp nghiên cứu: Hồ sơ bệnh nhân được lấy từ Tập dữ liệu trên MarketScan Explorys-EMR. Những hồ sơ bệnh nhân được lấy vào khoảng thời gian từ 01/07/2012- 31/01/2019 với yêu cầu pre-index ≥ 180 ngày và post-index ≥ 365 ngày và tiếp tục theo dõi điều trị thêm 365 ngày.

Tiêu chí lựa chọn: Người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) mắc bệnh ĐTĐ týp 2, được khởi trị bằng thuốc GLP-1 RA- và không dung nạp insulin được tiêm 1 lần/tuần hoặc 1 lần/ngày.

Tiêu chí loại trừ: Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 1, đái tháo đường thai kỳ hoặc mắc bệnh đái tháo đường do các nguyên nhân thứ phát.

Bệnh nhân được so sánh điểm số xu hướng theo tỷ lệ 1: 1 dựa vào tuổi tác, giới tính, Chỉ số Bệnh tật Charlson, chỉ số HbA1c và cân nặng (chỉ số pre-index 90 ngày) và đang sử dụng các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 như nhóm Sulfonylurea, thuốc Metformin, nhóm thuốc Ức chế Dipeptidyl Peptidase-4 (DPP-4) và nhóm thuốc Ức chế kênh đồng vận chuyển Na-Glucose 2 (SGLT2i)  (pre-index 180 ngày).

Đối với những hồ sơ bệnh nhân ngừng theo dõi được quy định là ≥ 60 ngày không được dùng thuốc điều trị. Sự tuân thủ điều trị được định nghĩa là thời gian lưu trú (bệnh nhân không ngừng thuốc trong vòng 12 tháng được kiểm duyệt trong 360 ngày) và được đánh giá bằng cách sử dụng phân tích Kaplan-Meier và mô hình nguy cơ tỷ lệ Cox. Mức độ tuân thủ được định nghĩa là Tỷ lệ Tuân thủ điều Trị (PDC) ≥ 0,8.

Kết quả:

 

Kết quả giữa hai nhóm đoàn hệ với mỗi nhóm có cỡ mẫu (n=784) cho thấy:

Nhóm điều trị bằng phác đồ tiêm GLP-1 RA 1 lần/tuần có liên quan đến sự tuân thủ thuốc cao hơn đáng kể so với các phương pháp điều trị tiêm GLP-1 RA (thời gian lưu trú trung bình: 333 ngày so với 269 ngày; HR 0,80 [95% CI, 0,71-0,90], p <0,01).

Việc điều trị bằng nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 có liên quan đến việc tuân thủ điều trị cao hơn, so với phác đồ 1 lần/ngày , ở thời điểm 6 tháng (+ 23%) và 12 tháng (+ 35%), bất kể kiểm soát đường huyết và thay đổi cân nặng. Đồng thời, cải thiện kiểm soát đường huyết cao hơn với phương pháp điều trị 1 lần/tuần so với 1 lần/ngày sau 6 tháng (thay đổi HbA1c trung bình, – 1.1% so với -0.9%) và 12 tháng (-0,9% so với – 0,7%). Trong 12 tháng, những bệnh nhân tuân thủ có sự thay đổi HbA1c trung bình nhiều hơn với cả hai phác đồ 1 lần/tuần (-1,1%) và 1 lần/ngày (-1,0%) so với những bệnh nhân có tỷ lệ tuân thủ điều trị <0,8 (-0,6% ở mỗi phác đồ).

Kết luận: Kết quả nghiên cứu trong bối cảnh thực tế, phương pháp điều trị ĐTĐ týp 2 bằng nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP- 1 đường tiêm 1 lần/tuần có liên quan đến sự tuân thủ điều trị dẫn đến kiểm soát đường huyết, cân nặng tốt hơn so với phác đồ tiêm 1 lần/ngày.

 

Biên dịch: Trần Thiện Quyền, Nhóm Pharmavn.org

Hiệu đính: DS. Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD

Nguồn: EASD 2021

Chia sẻ bài viết