SWIFT DIRECT – Thử nghiệm phân tích sơ bộ

SWIFT DIRECT – Thử nghiệm phân tích sơ bộ

Liệu việc tiêm thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch (t-PA) trước sử dụng thủ thuật lấy cục máu đông ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp có thật sự cần thiết?

 

Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (MT) hay thủ thuật lấy cục máu đông là một liệu pháp nội mạch được thiết lập hiệu quả cho điều trị ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng bước đầu (DIRECT MT, DEVT) đã khuyến nghị trực tiếp đến thủ thuật MT đơn thuần (không sử dụng t-PA trước đó) không có ý nghĩa sai biệt so với việc sử dụng t-PA + MT. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng về lợi ích sử dụng t-PA trước khi dùng thủ thuật lấy máu đông trước đó.

Thử nghiệm SWIFT DIRECT ngẫu nhiên, đa trung tâm khảo sát về việc sử dụng phương pháp MT đơn thuần và khi kết hợp với liệu pháp t-PA trước đó (dùng trong 4,5 giờ sau khi khởi phát triệu chứng) ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ do tắc gần phía trước hay không tuần hoàn (ở động mạch cảnh trong hoặc đoạn M1 của động mạch não giữa).

Phân tích sơ bộ trên 404 bệnh nhân, kết quả cho thấy không có ý nghĩa về mặt thống kê về có hoặc không có sử dụng t-PA trước khi đưa vào thủ thuật MT. Khả năng tái tưới máu sau can thiệp cao ở cả hai nhóm chứng và có ý nghĩa hơn ở bệnh nhân dùng thủ thuật MT kết hợp với t-PA trước đó (97%) so với dùng thủ thuật MT đơn thuần (91%). Về tính an toàn, tỷ lệ xuất huyết não có triệu chứng thấp ở cả hai nhóm chứng, và thấp hơn đáng kể ở nhóm MT đơn thuần (1,5% so với 4,9%). Tính hiệu quả trong điều trị ở cả hai nhóm đều đạt tỉ lệ cao nhưng ước tính nghiêng về liệu pháp MT + t-PA (đạt 65% so với 57% dùng MT đơn thuần).

 

Dịch giả: Phạm Duy Tú Anh

Hiệu đính: Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD

 

Nguồn: ESOC 2021 Daily Highlights

Chia sẻ bài viết