Truyền GIP dưới da trong chu trình sáu ngày làm tăng các axit béo tự do trong tuần hoàn mà không làm thay đổi hệ thống phiên mã mô mỡ, mức độ thụ thể GIP của tế bào mỡ, hoặc gây ra dấu hiệu viêm tuần hoàn ở bệnh nhân tiểu đường Loại 1

Truyền GIP dưới da trong chu trình sáu ngày làm tăng các axit béo tự do trong tuần hoàn mà không làm thay đổi hệ thống phiên mã mô mỡ, mức độ thụ thể GIP của tế bào mỡ, hoặc gây ra dấu hiệu viêm tuần hoàn ở bệnh nhân tiểu đường Loại 1

Biên dịch: Trương Hoàng Thiện

Hiệu đính: TS. Võ Đức Duy

 

Polypeptit nội mạch phụ thuộc glucose (GIP: glucose-dependent insulinotropic polypeptide) đã được đề xuất để tăng sự phân giải lipid mô mỡ (ở mức insulin thấp), bài tiết adipokine và mức độ tuần hoàn của các dấu hiệu viêm thông qua thụ thể GIP (GIPR) trong mô mỡ. Ảnh hưởng của việc truyền GIP dưới da (sc) đã được nghiên cứu trong chu trình 6 ngày đối với lipid tuần hoàn và các dấu hiệu viêm, phiên mã mô mỡ và sự hiện diện của GIPR mRNA (ISH) trong mô mỡ ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 (T1D).

Phương pháp nghiên cứu:

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng với giả dược, 20 người đàn ông có T1D (tuổi [trung bình ± SD] 26 ± 8 tuổi, BMI 23,8 ± 1,8 kg/m, HbA1c 51 ± 10 mmol/mol (6,8 ± 3,1%) đã trải qua 2 × 6 ngày truyền GIP dưới da (6 pmol/kg/phút) liên tục và truyền giả dược (nước muối), với thời gian rửa trôi 7 ngày xen kẽ. Các mẫu máu lúc đói được lấy thường xuyên trong vòng 3 giờ đầu và sau 1 và 6 ngày truyền. Sinh thiết mô mỡ được thu thập trước và sau 6 ngày truyền.

Kết quả:

Trong 3 giờ đầu truyền, nhưng không phải ở ngày 1 và ngày 6, GIP làm tăng diện tích đã trừ cơ bản dưới đường cong của axit béo tự do trong huyết tương (FFA) so với giả dược (16,8 ± 10,4 so với 4,4 ± 9,2 phút×mmol/L, P <0,001) mà không ảnh hưởng đến glycerol và triglycerid huyết tương. Một bảng gồm 23 dấu hiệu viêm tuần hoàn không bị ảnh hưởng bởi truyền GIP. Phiên mã mô mỡ không bị ảnh hưởng cho thấy các gen biểu hiện không khác biệt sau 6 ngày truyền GIP so với giả dược. Lai hóa cục bộ (ISH: In situ hybridization) cố định mRNA GIPR trong tế bào mỡ chứ không phải trong mô liên kết. Mức mRNA GIPR đã được ISH xác minh không bị thay đổi sau 6 ngày truyền GIP.

Kết luận:

Ở những bệnh nhân bị T1D, truyền GIP dưới da trong chu trình 6 ngày tạm thời làm tăng nồng độ FFA trong tuần hoàn mà không làm thay đổi hệ thống phiên mã mô mỡ, nồng độ mRNA GIPR trong tế bào mỡ, hoặc dấu hiệu viêm tuần hoàn.

 

Bài viết thuộc thể loại: Nghiên cứu lâm sàng

Tag: Axit béo tự do trong huyết tương (FFA), mRNA GIPR, phân giải lipid mô mỡ, polypeptit nội mạch phụ thuộc glucose (GIP), tiểu đường loại 1.

Nguồn: Sebastian và cộng sự, 2021 https://doi.org/10.2337/db21-107-OR

Chia sẻ bài viết