Tình trạng đề kháng Insulin và nguy cơ đột quỵ lần đầu ở Đái tháo đường type 2: Nghiên cứu đoàn hệ

Tình trạng đề kháng Insulin và nguy cơ đột quỵ lần đầu ở Đái tháo đường type 2: Nghiên cứu đoàn hệ

Tác giả: A. Zabala et al.

Bối cảnh và mục tiêu: Tình trạng đề kháng insulin góp phần gây ra sự tiến triển của Đái tháo đường type 2 (T2D) và là yếu tố nguy cơ tim mạch. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra mối liên quan giữa sự đề kháng insulin được đo bằng độ thải trừ glucose ước tính (eGDR) và nguy cơ đột quỵ lần đầu tiên và tử vong ở người mắc T2D.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dân số trong nghiên cứu đoàn hệ gồm các bệnh nhân mắc T2D từ cơ sở dữ liệu của hội đái tháo đường quốc gia Thụy Điển từ năm 2005 đến năm 2016, với dữ liệu đầy đủ về eGDR được tính toán bẳng công thức (dựa trên kỹ thuật kẹp duy trì Glucose ổn định – tăng insulin máu):  eGDR (mg/kg/phút) = 21.158 – (0.09*WC) – (3.407*HT) – (0.551*HbA1c) [WC= chu vi vòng eo (cm), HT = tăng huyết áp (có=1/không = 0), và HbA1c = HbA1c (DCCT%)]. eGDR được phân loại như sau: <4 (đề kháng insulin cao nhất), 4-5.99, 6-7.99, và  ≥8 mg/kg/phút). Các nhà nghiên cứu đã tính tỉ suất hiện mắc thô và  95% độ tin cậy (CI) và đã sử dụng hồi quy bội Cox để ước tính tỉ số nguy cơ (HRs) nhằm đánh giá mối liên quan giữa nguy cơ đột quỵ và tử vong và đánh giá các mục eGDR trong nhóm phân loại thấp nhất được dùng làm tham chiếu. Sự quan trọng tương đối của mỗi yếu tố trong công thức tính eGDR được đo bằng giá trị R2 (±SE) tính toán bằng hàm log-likelyhood có thể giải thích được khả năng đóng góp vào mỗi yếu tố nguy cơ.

Kết quả: Tổng 104 697 bệnh nhân đái tháo đường (phụ nữ chiếm 44.5%) với độ tuổi trung bình là 63 tuổi trong nghiên cứu này. Trong suốt thời gian theo dõi trung bình 5.6 năm, 4201 đột quỵ xảy ra (4.0%). Đồ thị cho thấy đường cong sống còn thô của tình trạng không có đột quỵ. Sau khi hiệu chỉnh đa biến HR (95%Cl) trên các bệnh nhận đột quỵ với các phân nhóm eGDR giữa 4 đến 5.99, 6 đến 7.99 và >8 là: 0.77(0.69-0.87), 0.68(0.58-0.8) và 0.6(0.48-0.76), so sánh với giá trị tham chiếu, ví dụ eGDR <4. Các số tương ứng cho nguy cơ tử vong: 0.83 (0.76-0.89). 0.77(0.69-0.77) và 0.72(0.59-0.88). Nguy cơ tương đối được giải thích ước tính (R2) cho mỗi yếu tố trong công thức eGDR là nguy cơ đột quỵ lần lượt: tăng huyết áp (0.045±0.0024), HbA1c (0.013±0.0014), và vòng eo (0.006±0.0009)

Kết luận: Sự đề kháng insulin, được đo bằng eGDR, có liên quan với tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Yếu tố tiên đoán tương đối quan trọng trong công thức tính eGDR về yếu tố nguy cơ đột quỵ cao nhất là tăng huyết áp kèm tình trạng tăng đường huyết.

 

 

Credits: Bs.Võ Kim Khánh, nhóm Pharmavn.org

Hiệu đính: DS. Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD

Nguồn: EASD 2021

Chia sẻ bài viết